Chắc chắn đối với những bạn yêu thích ngành dịch vụ không ai là không biết đến ngành quản trị khách sạn. Quản trị khách sạn đang là một ngành học rất hấp dẫn và thu hút số lượng lớn sinh viên theo học. Vậy ngành học này như thế nào? Các công việc sau khi ra trường ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của eziHotel nhé!
Tổng quan về ngành quản trị khách sạn
Ngành quản trị khách sạn (Hotel Management) là ngành học quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn. Một số công việc như: phát triển chiến lược kinh doanh, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, đảm bảo chất lượng dịch vụ tại khách sạn…
Người quản lý sẽ phải lập các báo cáo về tài chính, thu – chi, xây dựng các quy tắc về việc quản lý nhân sự. Chưa hết, họ còn phải quản lý lượng phòng trống, tỷ lệ phòng bán ra, chiến dịch phát triển thương hiệu…
Trong những năm gần đây, sau dịch covid 19, ngành du lịch của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê mỗi năm ngành du lịch sẽ cần trung bình khoảng 40 nghìn lao động. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành khách sạn trong giai đoạn từ đây đến năm 2025 sẽ đạt mức 21.600 người/năm.
Có thể thấy, nguồn nhân lực rất lớn nhưng cấp quản lý trong khách sạn lại đang thiếu hụt rất nhiều. Rất nhiều khách sạn hiện nay phải thuê những quản lý nước ngoài do nhân sự trong nước không đáp ứng được nhu cầu của họ.
Nhìn tổng thể ta có thể thấy quản trị khách sạn đang là ngành có tiềm năng phát triển rất mạnh trong tương lai. Chính vì vậy các sinh viên sẽ có thêm rất nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hãy tự tin học hỏi trau dồi khi ra trường bạn sẽ có một công việc tốt và phù hợp với bản thân mình.
Các kiến thức, kỹ năng sinh viên ngành quản trị khách sạn được học
Để tự tin, vững chãi bước ra đời vào môi trường làm việc chắc chắn bạn phải được trải qua đào tạo tại trường học. Tại trường đại học sinh viên quản trị khách sạn sẽ được học tập các kiến thức kỹ năng cần có.
Các môn học sinh viên sẽ được học và tiếp cận như:
Quản lý khách sạn
Sinh viên sẽ được học cách quản lý và vận hành các công việc, hoạt động tại khách sạn. Từ quản lý phòng, nhà hàng, tiếp tân đến quản lý doanh thu.
Kỹ năng lãnh đạo
Để trở thành một người quản lý bạn phải có kỹ năng lãnh đạo để tiếng nói của mình có trọng lượng trong công việc. Từ đây bạn sẽ biết cách thúc đẩy động lực và phát triển các nhóm làm việc hiệu quả.
Quản lý tài chính
Để quản lý khách sạn thành công, bạn phải nắm chắc kiến thức về quản lý tài chính.Tất cả các công việc từ lập ngân sách, quản lý thu chi, phân tích báo cáo tài chính. Từ đó đưa ra các quyết định tài chính chiến lược bạn đều sẽ được học và thực hành.
Xây dựng và phát triển thương hiệu
Sinh viên sẽ được học và tìm hiểu về các chiến lược tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu. Việc này sẽ giúp khách sạn thu hút khách hàng và gia tăng độ phủ hình ảnh của khách sạn. Bên cạnh đó, các bạn sẽ được tập trung vào nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó, xây dựng những chiến lược quảng cáo và marketing cho khách sạn.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định việc thành bại của khách sạn. Chính vì vậy, xây dựng mối quan hệ, chăm sóc khách hàng là kỹ năng rất cần của nhân viên khách sạn. Sinh viên sẽ được học cách tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Giải quyết các vấn đề phát sinh từ khách hàng. Hay cung cấp các dịch vụ chất lượng để tăng sự hài lòng của khách hàng.
Kỹ năng quản lý sự kiện
Trong khách sạn không thể thiếu được những sự kiện. Sự kiện có vai trò rất quan trọng để thu hút khách hàng và tạo thêm những trải nghiệm đặc sắc cho họ.
Sinh viên sẽ được học về quy trình từ lập kế hoạch đến tổ chức và quản lý sự kiện từ nhỏ tới lớn. Những sự kiện đó sẽ là: hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, tiệc sinh nhật hay các chương trình giải trí…
Kỹ năng quản lý dịch vụ
Trong khách sạn không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú mà còn có rất nhiều dịch vụ đi kèm khác. Chính vì vậy quản lý dịch vụ cũng là khía cạnh rất quan trọng trong ngành khách sạn. Sinh viên sẽ được học cách cung cấp dịch vụ chất lượng, quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
5 công việc siêu hot của ngành quản trị khách sạn
Quản lý khách sạn
Chắc chắn sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, ai cũng sẽ mong muốn được làm công việc quản lý khách sạn. Với những kiến thức đã học bạn có thể thử sức với công việc này.
Những việc mà một quản lý khách sạn cần làm bao gồm:
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh
- Giám sát, quản lý nhân sự
- Kiểm tra từng khu vực: sảnh chung, phòng nghỉ, khu nấu ăn,…
- Giải quyết các thắc mắc, sự cố phát sinh của khách hàng
- Xây dựng mối quan hệ, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
- Đào tạo, bồi dưỡng nhân sự
- Thực hiện các công việc khác mà cấp trên đưa ra
Để trở thành quản lý khách sạn, bạn cần:
- Kiến thức chuyên môn về quản trị khách sạn
- Có những kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, tin học văn phòng…
- Hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng
- Có kỹ năng lãnh đạo, kế hoạch quản lý rõ ràng
- Quan tâm, thưởng phạt phân minh với nhân viên cấp dưới
Chuyên viên tổ chức sự kiện
Chuyên viên tổ chức sự kiện sẽ là người quản lý tổ chức các hoạt động, sự kiện trong khách sạn. Các sự kiện có thể thuộc mọi lĩnh vực: giải trí, thương mại, kinh doanh… Đây là ngành nghề vẫn luôn được giới trẻ yêu thích từ trước tới nay. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, năng động rất phù hợp với các bạn trẻ có đam mê với nghề.
Các công việc một chuyên viên tổ chức sự kiện làm bao gồm:
- Nhận brief đưa ra ý tưởng, kế hoạch và thông điệp cho sự kiện
- Kiểm tra sát sao từng chi tiết công việc thực hiện sự kiện
- Giám sát, đốc thúc nhân viên làm việc theo đúng kế hoạch
- Lựa chọn địa điểm, dự trù, phân bổ kinh phí cho mỗi sự kiện
- Báo cáo chi tiết công việc và thực hiện các công việc cấp trên đề ra
Kỹ năng cần có đối với vị trí này:
- Có sự nhiệt huyết, sáng tạo, cẩn thận tỉ mỉ trong công việc
- Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động, sự kiện trước đó
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, xử lý tình huống
- Có tính thần trách nhiệm và khả năng làm việc nhóm linh hoạt
Chuyên viên kinh doanh
Chuyên viên kinh doanh là người sẽ đưa ra những chiến lược, định hướng cho thương hiệu nhằm thu hút khách hàng. Vị trí này đòi hỏi sự năng động, nắm bắt xu hướng, kỹ năng giải quyết vấn đề và linh hoạt trong mọi tình huống.
Một chuyên viên kinh doanh cần làm:
- Tìm hiểu, phân tích khách hàng tiềm năng để đưa ra các chiến lược phát triển
- Đưa ra các kế hoạch chăm sóc khách hàng, đối tác nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững
- Thực hiện các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng
- Nghiên cứu thị trường, nắm bắt xu hướng để đưa ra những chiến lược mới mẻ, độc đáo
- Báo cáo công việc theo định kỳ và thực hiện các công việc khác mà cấp trên đưa ra
Chuyên viên đào tạo
Chuyên viên đào tạo là những người chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và đánh giá các chương trình đào tạo cho nhân viên khách sạn. Họ cũng là người góp công không nhỏ trong quản trị khách sạn, phát triển nhân lực tiềm năng.
Những công việc chuyên viên đào tạo cần làm:
- Dựa vào mô hình, môi trường của khách sạn để đưa ra các chương trình đào tạo cho nhân viên
- Thực hiện các chương trình đào tạo: kỹ năng cơ bản, nghiệp vụ theo từng bộ phận. Đảm bảo nhân viên được đào tạo đầy đủ, phát triển kỹ năng và tăng hiệu suất công việc.
- Cập nhật những điều mới để đưa vào chương trình đào tạo: ví dụ như đào tạo sử dụng phần mềm quản lý khách sạn…
- Phát triển nhân sự, tăng cường tinh thần làm việc nhân viên trong khách sạn
- Báo cáo công việc cập nhật thường xuyên và thực hiện các công việc khác mà cấp trên yêu cầu
Hướng dẫn viên du lịch
Nghe hướng dẫn viên du lịch có thể nhiều người sẽ thắc mắc nó có liên quan gì đến khách sạn đâu. Tuy nhiên quản trị khách sạn hay quản trị du lịch đều có liên quan đến dịch vụ du lịch. Chính vì vậy khi học quản trị khách sạn bạn cũng có thể đảm nhận vị trí này nếu có đam mê và kỹ năng.
Những công việc hướng dẫn viên du lịch cần làm:
- Đón đoàn, bố trí khách sạn nghỉ ngơi, sắp xếp chỗ ăn, vui chơi, giải trí
- Dẫn tour đi tham quan
- Kiểm tra, theo dõi việc phục vụ khách của các tổ chức kinh doanh du lịch
- Giải đáp, xử lý những thắc mắc, sự cố của khách hàng trong quá trình tham quan, du lịch
Đặc thù công việc này khá vất vả vì phải di chuyển thường xuyên. Bên cạnh đó là yếu tố chuyên môn cao. Vì vậy, để hoàn thành tốt công việc các bạn luôn cần phải tự trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân mình. Đồng thời tìm hiểu về nhiều địa danh, văn hóa của các nước và rèn luyện khả năng giao tiếp, ngoại ngữ…
Tổng kết
Đây chỉ là 5 công việc hot nổi bật trong ngành quản trị khách sạn. Ngoài ra các bạn sinh viên còn có vô vàn cơ hội công việc khác khi theo học ngành này. Một số công việc có thể kể đến như: lễ tân, quản lý buồng phòng, giảng dạy về các lĩnh vực nhà hàng khách sạn… Với những thông tin này eziHotel hy vọng bạn sẽ hiểu và tìm ra công việc mà mình mong muốn khi theo học ngành quản trị khách sạn. Từ đó mà cố gắng học tập, trau dồi để sau khi tốt nghiệp được làm đúng công việc mình mong muốn.
eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
6 Tips giúp lễ tân khách sạn nắm bắt tâm lý khách hàng nhanh chóng
Check-in và các tình huống thường gặp khi khách check-in tại khách sạn
Tin Tức CÙNG LOẠI
Blackout Dates là gì? Tìm hiểu về Blackout Dates trong kinh doanh khách sạn
Blackout Dates có lẽ là một thuật ngữ mới lạ đối với nhiều người. Vậy [...]
Th12
4 Lỗi trong quản lý doanh thu mà phần lớn các khách sạn mắc phải
Xã hội đã phát triển đến thời đại công nghệ số nhưng nhiều khách sạn [...]
Th12
Khó khăn trong quản lý khách sạn và giải pháp tối ưu hóa hoạt động
Quản lý khách sạn theo kiểu truyền thống gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian, [...]
Th12
6 Tips giúp khách sạn cải thiện thứ hạng trên OTA hiệu quả
Bán phòng thông qua các kênh OTA đã dần trở nên quen thuộc, là xu [...]
Th12
Những tác động của đánh giá trực tuyến đối với kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ đặc thù, những ý kiến đánh [...]
Th11
Ngành du lịch hòa nhịp cùng làn sóng thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Visa, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang làm thay đổi phương thức thanh [...]
Th11
Top 6 kênh marketing khách sạn hiệu quả nhất hiện nay
Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn. Thông qua [...]
Th11
Định giá phòng động là gì? Tất tần tật về giá phòng động trong kinh doanh khách sạn
Trong thị trường kinh doanh sẽ luôn có sự biến động, đặc biệt là kinh [...]
Th11