OTA là kênh bán phòng phổ biến nhất hiện nay được nhiều khách sạn lựa chọn để hợp tác bán phòng. Tuy nhiên, để bán được phòng trên các kênh này, khách sạn cần phải trả phí. Vậy Phí hoa hồng OTA là gì? Chi phí bán phòng trên các kênh OTA bao nhiêu là đủ? Tất cả sẽ được eziHotel giải đáp trong bài viết dưới đây!
Phí hoa hồng OTA là gì?
Mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa khách sạn và các kênh OTA trên tinh thần cả 2 bên cùng có lợi. Các kênh OTA giống như một hội chợ nơi khách sạn có thể trưng bày và bán phòng của mình cho khách du lịch lựa chọn. Tất nhiên khi bán được phòng, khách sạn phải chi một khoản hoa hồng cho kênh OTA tương ứng.
Vì vậy, phí hoa hồng OTA hay còn gọi là OTA commission là từ chỉ khoản phí cụ thể, theo tỷ lệ % nhất định mà các khách sạn hay cơ sở kinh doanh lưu trú phải trả cho kênh OTA liên kết tương ứng khi có khách hàng đặt phòng thành công trên kênh đó theo thỏa thuận đã chốt trước đó. Hiểu đơn giản, chi phí hoa hồng OTA là phí bán hàng mà các kênh OTA nhận được khi bán được phòng cho khách sạn. Có thể nói, chi phí hoa hồng OTA là vấn đề khá nhạy cảm của người kinh doanh khách sạn.
Tùy vào các kênh OTAs khác nhau mà các quy định mức phí hoa hồng cao – thấp khác nhau. Các khách sạn cần phải cân nhắc số tiền mà họ phải bỏ ra khi thuê kênh OTA bán phòng cho mình so với doanh thu và giá trị nhận về khi liên kết bán phòng trên các nền tảng đó.
Chi phí bán phòng trên các kênh OTA bao nhiêu là đủ?
Một số kênh OTA phổ biến như Booking, Agoda, Traveloka, VnTrip, Airbnb…khá phổ biến tại Việt Nam. Một số mức phí đang được áp dụng qua các kênh hiện nay:
- Booking: 15%
- Agoda: 20% trở lên
- Expedia: phổ biến ở mức 15-17%; tuy nhiên, có giai đoạn lên đến 25% cho các khách sạn 3 sao, phân khúc 4-5 sao có thể thỏa thuận mức phí thấp hơn
- Airbnb: chỉ phải trả 3%, khách trọ sẽ share bớt và trả 6-12% tùy thời hạn lưu trú dài hay ngắn
- Hotels.com: khoảng 15-18%
- Traveloka: hiện không được công khai; tuy nhiên, nguồn tin nội bộ cho hay mức thu vào khoảng 15%
- Mytour: linh hoạt, theo mức chiết khấu – tỷ lệ % theo thỏa thuận từ giá phòng bán được
- Luxstay: tối đa là 15%
- VnTrip: linh hoạt, theo thỏa thuận …
Mỗi kênh OTA sẽ thu khoản phí hoa hồng này theo thỏa thuận trước đó và trung bình dao động khoảng 15 – 25% cho mỗi lượt booking thành công. Đối với kênh Airbnb, chính sách phí hoa hồng có nhiều ưu đãi hơn khi thu từ host 3 % phí nếu khách trọ cùng chia chi phí. Trường hợp chỉ duy nhất host phải trả thì tính 14 – 16%.
Xem Ngay: Giải quyết chênh lệch giá phòng OTA trong kinh doanh khách sạn như thế nào?
Tối ưu chi phí bán phòng trên các kênh OTA như nào?
Internet ngày càng phát triển và phủ sóng rộng khắp trên thế giới, hành vi người dùng đã thay đổi, ưa chuộng đặt mọi thứ qua mạng và ngành khách sạn cũng không ngoại lệ. Chính nhờ sự tiện lợi, dễ sử dụng và nhanh chóng, bán phòng trên các kênh OTA đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Nhưng để sử dụng tất cả các kênh bán thì chi phí vận hành khách sạn sẽ bị đẩy lên cao. Vậy làm sao để tối ưu chi phí bán phòng trên các kênh OTA để mang lại hiệu quả cao nhất? Dưới đây là 1 số cách làm mà bạn có thể áp dụng cho khách sạn của mình.
Lựa chọn kênh bán OTA phù hợp với khách sạn
Như đã liệt kê bên trên, có khá nhiều các kênh bán phòng khách sạn mà bạn có thể tham gia. Mỗi kênh có một yêu cầu, mức phí riêng nhưng không phải kênh nào cũng mang lại hiệu quả bán phòng tốt nhất cho bạn. Việc chọn được kênh OTA phù hợp khá khó khăn, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mức độ sử dụng và ưa chuộng của các khách hàng book phòng trực tiếp qua các kênh OTA. Ví dụ như Booking sẽ phổ biến hơn khi phủ sóng toàn cầu, trong khi Agoda hay Expedia lạ được khách châu Á tin dùng hơn nhiều. Trong khi tại Việt Nam thì khách lại sử dụng nhiều Mytour hoặc Traveloka…..
- Xem xét chi phí bỏ ra có hợp lý hay không: Bạn nên tính toán, cân đối chọn các kênh OTA xem kênh nào phù hợp với ngân sách cũng như tiềm năng doanh thu có thể thi hồi.
- Tìm hiểu kỹ các chính sách hỗ trợ của kênh OTA, tốc độ xử lý các sự cố liên quan, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của thương hiệu khách sạn.
Khi tập trung được vào kênh OTA hiệu quả nhất, bạn có thể không tham gia vào các kênh OTAs khác và tiết kiệm được phần nào phí hoa hồng OTA dành cho khoản này.
Tìm hiểu kỹ chân dung khách hàng
Lý do khách lưu trú thích đặt phòng trên các kênh OTA nhiều hơn vì khách hàng có nhiều sự lựa chọn khuyến mãi hấp dẫn, chính sách hoàn hủy hấp dẫn. Thay vì chọn tham gia tất cả các kênh OTA, khách sạn nên tìm hiểu kỹ chân dung khách hàng của mình thông qua các công cụ phân tích dựa vào các chỉ số của Website Analytics hoặc từ phần mềm quản lý kênh bán, phần mềm quản lý khách sạn mà bạn đang sử dụng.
Đầu tư nhiều hơn vào tiếp thị trực tiếp, marketing cho khách sạn
Sở dĩ, OTA có nhiều khách hàng hơn là nhờ kỹ thuật tiếp thị thông minh, đẩy mạnh khắp nơi. Bạn có thể học hỏi và xây dựng các chiến dịch Marketing hiệu quả giúp quảng bá thương hiệu khách sạn mà tốn ít chi phí hơn.
Một số các kênh mà các nhà kinh doanh khách sạn cần lưu ý đó Social media và marketing search. Việc nâng trải nghiệm người dùng trên website là một công cụ marketing hiệu quả. Khi website khách sạn của bạn càng được quan tâm, bạn càng nhận được nhiều lượt nhấp chuột, đẩy mạnh bán phòng trực tiếp sẽ làm giảm phí hoa hồng OTA đi.
Đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn tập trung vào khách hàng trung thành
Chi phí bỏ ra để tìm kiếm khách hàng mới cao gấp đôi so với chi phí chăm sóc 1 khách hàng cũ. Cách tốt nhất để nhận được đặt phòng trở lại từ khách hàng cũ bạn nên xây dựng chương trình khách hàng trung thành và tiếp thị truyền miệng nhiều hơn.
Việc đơn giản mà bạn có thể làm như tương tác, giao tiếp với khách hàng nhiều hơn. Chăm sóc khách hàng hậu lưu trú như gửi email, voucher, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nếu họ đặt phòng khách sạn trực tiếp qua website của bạn.
Nắm bắt, áp dụng công nghệ số nhiều hơn giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng
Khách hàng có thể truy cập website khách sạn trên bất kỳ kênh hoặc nền tảng nào. Nếu khách sạn của bạn mà không đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng họ sẵn sàng rời đi mà đặt phòng nơi khác. Việc áp dụng công nghệ số, giúp mang lại sự tiện nghi cho khách hàng, họ thoải mái hơn khi ở khách sạn của mình. Ví dụ khách sạn có thể tự check in, check out khi ở khách sạn, sử dụng thẻ khóa từ cùng hệ thống điện thông minh….
Đọc Thêm: Làm sao bán phòng khách sạn tốt hơn để không bị phụ thuộc vào các kênh bán OTA?
Tạo và duy trì một hình ảnh đẹp trên các kênh OTA
OTA được duy trì và chăm sóc cẩn thận là đòn bẩy tốt giúp bạn thu được một lượng khách hàng tiềm năng lớn. Vì vậy, xây dựng hình ảnh hồ sơ đẹp trên các kênh này là một trong những việc quan trọng nhất. Bạn nên ưu tiên cũng những ảnh rõ nét, thông tin chi tiết và có đánh giá rõ ràng…đây chính là ấn tượng ban đầu của khách sạn đối với khách lưu trú. Ngoài ra, các thông tin được cập nhật liên tục cũng khiến khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp trong vận hành khách sạn.
Trên đây là thông tin phí hoa hồng OTA là gì và cách tối ưu chi phí. OTA là một phần không thể thiếu trong việc phân phối của khách sạn nhưng hi vọng với những thông tin trên khách sạn của bạn sẽ có đưa ra được giải pháp hiệu quả giúp cắt giảm chi phí hoa hồng của các kênh OTA.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm phần mềm quản lý khách sạn toàn diện vậy đăng ký ngay eziHotel. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
Tin Tức CÙNG LOẠI
Top 6 kênh marketing khách sạn hiệu quả nhất hiện nay
Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn. Thông qua [...]
Th11
Định giá phòng động là gì? Tất tần tật về giá phòng động trong kinh doanh khách sạn
Trong thị trường kinh doanh sẽ luôn có sự biến động, đặc biệt là kinh [...]
Th11
6 Xu hướng công nghệ trong kinh doanh khách sạn chủ doanh nghiệp cần cập nhật ngay
Sau đại dịch du lịch đang ngày càng được phục hồi và phát triển mạnh [...]
Th11
Tìm hiểu từ A – Z quy trình đào tạo nhân viên khách sạn đúng chuẩn
Đào tạo nhân viên khách sạn trở thành một phần không thể thiếu để giúp [...]
Th11
5 Mẹo giúp cải thiện hoạt động quầy lễ tân trong khách sạn
Quầy lễ tân là nơi đầu tiên đón tiếp khách hàng và lễ tân đóng [...]
Th11
Dự kiến 4 xu hướng du lịch sẽ lên ngôi năm 2025
Năm 2024 là một năm đầy biến động của thế giới từ suy thoái kinh [...]
Th11
Lối đi nào cho các doanh nghiệp du lịch truyền thống trong thời đại số?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như một cơn sóng thần, việc thay [...]
Th10
Công nghệ AI trong ngành dịch vụ khách sạn: Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi công nghệ và Internet được tích [...]
Th10