Trong ngành khách sạn, có nhiều chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Một trong những chỉ số quan trọng nhất là RevPAR. Vậy RevPAR là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm RevPAR, cách tính toán, ý nghĩa và vai trò của nó trong việc quản lý và phát triển kinh doanh khách sạn.
RevPAR là gì?
RevPAR, viết tắt của “Revenue Per Available Room” (Doanh thu trên mỗi phòng sẵn có), là một chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động của một khách sạn. RevPAR giúp các nhà quản lý khách sạn hiểu rõ hơn về doanh thu mà họ thu được từ mỗi phòng có sẵn trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thức tính RevPAR của khách sạn là gì?
Có 2 cách để tính RevPAR cho khách sạn, đầu tiên là:
RevPAR được tính bằng cách nhân tỷ lệ lấp đầy (Occupancy Rate) với giá phòng trung bình hàng ngày (ADR – Average Daily Rate). Công thức tính RevPAR như sau:
RevPAR = Occupancy Rate × ADR
Hoặc có thể tính bằng cách chia tổng doanh thu phòng cho tổng số phòng sẵn có trong khoảng thời gian đó:
RevPAR= Tổng doanh thu phòng/ Tổng số phòng có sẵn
Để hiểu rõ hơn về cách tính RevPAR, chúng ta sẽ cùng xem xét một ví dụ cụ thể dưới đây. Giả sử một khách sạn có 100 phòng và trong một ngày nhất định, họ bán được 80 phòng với giá phòng trung bình (ADR) là 150 USD.
Bước 1: Tính Tỷ Lệ Lấp Đầy (Occupancy Rate)
Tỷ lệ lấp đầy được tính bằng cách chia số phòng đã bán cho tổng số phòng sẵn có. Trong ví dụ này:
Tỷ lệ lấp đầy= Số phòng đã bán/Tổng số phòng sẵn có=80/100=0.8 (80%)
Bước 2: Tính RevPAR
RevPAR được tính bằng cách nhân tỷ lệ lấp đầy với giá phòng trung bình hàng ngày (ADR):
RevPAR = Tỷ lệ lấp đầy x ADR
Áp dụng số liệu từ ví dụ:
RevPAR = 0.8 x 150 = 120 ( USD)
Như vậy, trong ngày đó, RevPAR của khách sạn là 120 USD. Điều này có nghĩa là trung bình mỗi phòng sẵn có (bao gồm cả những phòng không bán được) mang lại doanh thu 120 USD.
Kiểm tra bằng phương pháp khác
Chúng ta cũng có thể kiểm tra lại kết quả này bằng cách sử dụng phương pháp chia tổng doanh thu phòng cho tổng số phòng sẵn có:
Tổng Doanh Thu Phòng:
Tổng doanh thu phòng= Số phòng đã bán x ADR= 80 x 150= 12000 ( USD)
Tính RevPAR:
RevPAR= Tổng doanh thu phòng/ Tổng số phòng sẵn có = 12000/100 = 120 ( USD)
Kết quả này khẳng định rằng RevPAR của khách sạn trong ngày đó là 120 USD, đồng nhất với kết quả tính toán bằng công thức đầu tiên.
Qua ví dụ trên, bạn có thể thấy cách tính RevPAR đơn giản nhưng mang lại cái nhìn toàn diện về hiệu quả kinh doanh của khách sạn. RevPAR không chỉ giúp đánh giá mức độ lấp đầy mà còn kết hợp cả yếu tố giá phòng, từ đó cung cấp thông tin quan trọng để quản lý và tối ưu hóa doanh thu.
Vai trò của RevPAR với khách sạn
RevPAR là một trong những chỉ số quan trọng nhất vì nó cung cấp cái nhìn toàn diện về hiệu quả kinh doanh phòng của khách sạn. Dưới đây là một số lý do tại sao RevPAR quan trọng:
- Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Phòng: RevPAR kết hợp cả tỷ lệ lấp đầy và giá phòng trung bình, giúp các nhà quản lý khách sạn đánh giá hiệu quả sử dụng phòng một cách toàn diện hơn.
- So Sánh Hiệu Quả: RevPAR cho phép so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các khách sạn hoặc các thời kỳ khác nhau. Điều này rất hữu ích cho việc đánh giá chiến lược kinh doanh và điều chỉnh kịp thời.
- Dự Báo Doanh Thu: RevPAR cung cấp thông tin quan trọng để dự báo doanh thu trong tương lai, giúp các nhà quản lý lên kế hoạch tài chính và phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Quản Lý Chi Phí: Bằng cách theo dõi RevPAR, các nhà quản lý có thể nhận biết được các vấn đề tiềm ẩn trong việc quản lý chi phí và tìm cách tối ưu hóa doanh thu.
Các chiến lược tăng RevPAR khách sạn đã được chứng minh hiệu quả
RevPAR là chỉ số quan trọng với khách sạn. Nhưng làm sao để tăng RevPAR cho khách sạn là câu hỏi của nhiều nhà kinh doanh ngành này. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này, các nhà quản lý nên lên kế hoạch để cải thiện chiến lược kinh doanh cơ bản:
- Chiến lược trực tiếp: Tác động trực tiếp đến RevPAR cho khách sạn. Sau khi áp dụng, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức.
- Các chiến lược gián tiếp: Các chiến lược này tác động gián tiếp đến RevPAR. Khi áp dụng, RevPAR sẽ tăng dần dần theo thời gian.
Quản lý doanh thu hiệu quả
Các nhà kinh doanh khách sạn cần quản lý doanh thu một cách chặt chẽ đúng thời điểm và đúng giá cho khách hàng. Quản lý doanh thu là điều chỉnh giá theo cung và cầu, khi cung tăng thì khách sạn phải tăng giá phòng và ngược lại.
Thông qua công cụ đặt phòng, các nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh giá thông minh dựa trên tỷ lệ lấp đầy. Bạn cần phải xác định công suất phòng vào các thời điểm khác nhau để có thể cân chỉnh giá một cách hợp lý. Từ đây, phần mềm quản lý khách sạn sẽ tự động cập nhật, đồng bộ giá thông tin cho khách sạn của bạn.
Khi tối ưu được giá bán phòng theo công suất thực tế, đồng nghĩa với việc RevPAR và doanh thu sẽ được đẩy lên cao hơn.
Xem thêm: Cách quản lý khách sạn đơn giản hiệu quả, tăng doanh thu kinh doanh
Xây dựng các chiến lược giá khác nhau
Có thể bạn chưa biết, RevPAR có tỷ lệ thuận với ADR nên ADR tăng thì RevPAR cũng tăng. Nhưng không đồng nghĩa với việc bạn tăng giá phòng lên thoải mái, bởi như vậy khách sạn rất khó cạnh tranh, khó bán phòng nến không có chiến lược hợp lý. Một số cách tiếp cận, tăng giá phòng hợp lý mà bạn có thể tham khảo như:
- Chiến lược giá thay đổi theo mùa, du lịch cao điểm và thấp điểm.
- Giá theo phân khúc khách hàng ( khách doanh nhân, khách đoàn, khách du lịch giải trí…)
- Tối ưu doanh thu và cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
Khách sạn có thể áp dụng chính sách cho phù hợp, dựa trên các chính sách phù hợp, giúp tăng doanh thu tổng thể nhưng không làm tăng RevPAR của khách sạn mình.
Cân bằng tỷ lệ lấp đầy của bạn và ADR
Theo công thức đưa ra bạn có thể thấy RevPAR phụ thuộc vào tỷ lệ lấp đầy phòng và ADR. Việc chủ khách sạn mắc sai lầm nhiều nhất đó là tập trung quá nhiều vào công suất sử dụng phòng hoặc ADR không đổi mà quên đi các khía cạnh khác của quản lý doanh thu. Để tăng được RevPAR cho khách sạn bạn có thể sử dụng ADR của mình.
Một vài trường hợp, công suất phòng cao hơn dẫn đến lợi nhuận thấp, vì số lượng căn hộ cho thuê tăng không bù đắp được mức lỗ bình quân.
Tập trung vào bán phòng trực tiếp
Phần lớn các khách sạn hiện nay đều tham gia vào các kênh bán phòng OTA, việc này giúp khách sạn bán phòng được nhiều hơn và tăng lượt đặt phòng cao hơn. tuy nhiên, mặt khác, doanh thu khách sạn bị ảnh hưởng nhiều vì chi phí hoa hồng bỏ ra khá cao.
Vì vậy, khách sạn nên tập trung vào bán phòng trực tiếp, bạn nên tích hợp công cụ đặt phòng trên website của khách sạn, tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng truy cập thành khách đặt phòng.
Việc tập trung vào bán phòng trực tiếp đóng vai trò quan trọng khi cải lượng đặt phòng tăng cao sẽ giúp phí hoa hồng OTA giảm đi nhiều và khách sạn cũng có thể giảm dần phụ thuộc vào các trang OTA.
Giảm tỷ lệ hủy phòng
Các khách sạn vẫn đau đầu với tỷ lệ hủy phòng vì ảnh hưởng trực tiếp đến RevPAR tổng thể rất nhiều.
Nếu muốn tối ưu RevPAR bạn hãy xây dựng chính sách đặt phòng sớm dài hạn không hoàn lại. Điều này sẽ không thay đổi đến chính sách hiện có, nhưng sẽ tăng công suất phòng, giúp giảm tỷ lệ hủy phòng tại khách sạn.
Khi công suất phòng tăng, doanh thu khách sạn được cải thiện, tác động trực tiếp đến RevPAR. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện song hành cả những chiến lược gián tiếp đến RevPAR.
Tiết kiệm chi phí phụ
Tiết kiệm chi phí phụ cũng là hoạt động gián tiếp để tăng RevPAR cho khách sạn. Ví dụ như khách sạn của bạn vào mùa du lịch thấp điểm, bạn vẫn phải đều đặn trả các chi phí duy trì đặc biệt là tiền lương cho nhân viên.
Tiết kiệm khoản phí này bạn có thể áp dụng một số các dịch vụ hỗ trợ bên ngoài, như dọn dẹp theo giờ vào các mùa ít khách. Hoặc khách sạn áp dụng công nghệ số vào quản lý, tích hợp các thiết bị thông minh IOT để vận hành tự động, tiết kiệm năng lượng khi không cần thiết.
Lập kế hoạch giá phòng theo thời gian lưu trú (As per length of stay – ALOS)
Việc lập kế hoạch giá phòng theo thời gian lưu trú không chỉ giúp tối ưu hóa doanh thu mà còn tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Bằng cách hiểu rõ thị trường, sử dụng công nghệ và điều chỉnh chiến lược linh hoạt, các khách sạn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Theo khảo sát thì có đến 50%, khách du lịch quyết định đặt phòng dựa trên các bài đánh giá trực tuyến từ những người lưu trú trước đó. Chính vì vậy bạn nên tập trung vào danh tiếng, thương hiệu của khách để thu hút khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ lấp đầy phòng đồng nghĩa với tăng RevPAR.
Khi đánh giá khách sạn được phản hồi nhiệt tình, khách sẽ có nhiều niềm tin vào sự lựa chọn của họ, giúp tăng khả năng quyết định đặt phòng tại khách sạn của bạn.
Đọc Ngay: Xây dựng chiến lược tối ưu doanh thu cho khách sạn
Tăng cường Digital Marketing
Ngày nay khi phát triển internet, khách hàng dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận khách sạn của bạn trên mọi nền tảng kỹ thuật số. Vậy nên, bạn hãy xây dựng danh tiếng khách sạn trên internet thật vững chắc. Đây chính là bàn đạp để khách sạn có thể tăng lượng đặt phòng trực tuyến cho khách sạn, phần nào giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khi họ ghé thăm website khách sạn.
Chiến lược Digital Marketing, bạn có thể áp dụng các kỹ năng sau đây:
- Chạy quảng cáo trên các nền tảng OTA, mạng xã hội, google…
- Thuê các KOC, KOL, Influencer ( Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội)
- Email Marketing
- Cập nhật tin tức thường xuyên trên website khách sạn
- Triển khai các chương trình khách hàng thân thiết
So Sánh RevPAR Với Các Chỉ Số Khác
Ngoài RevPAR, còn có nhiều chỉ số khác được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn như ADR, Occupancy Rate, và GOPPAR (Gross Operating Profit Per Available Room). Tuy nhiên, RevPAR nổi bật bởi khả năng kết hợp cả hai yếu tố quan trọng là tỷ lệ lấp đầy và giá phòng trung bình, mang lại cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả kinh doanh.
- ADR (Average Daily Rate): Chỉ tính đến giá phòng trung bình mà không xem xét đến tỷ lệ lấp đầy. Vì vậy, ADR không cung cấp thông tin về hiệu quả sử dụng phòng.
- Occupancy Rate: Chỉ phản ánh tỷ lệ lấp đầy mà không xem xét đến mức giá phòng, do đó không đánh giá đầy đủ về doanh thu.
- GOPPAR: Đo lường lợi nhuận hoạt động gộp trên mỗi phòng sẵn có, cung cấp thông tin về lợi nhuận nhưng phức tạp hơn và cần thêm dữ liệu tài chính chi tiết.
RevPAR là một chỉ số quan trọng trong ngành khách sạn, giúp các nhà quản lý đánh giá hiệu quả kinh doanh phòng một cách toàn diện. Bằng cách tối ưu hóa cả tỷ lệ lấp đầy và giá phòng trung bình, các khách sạn có thể tăng RevPAR, cải thiện doanh thu và lợi nhuận. Hiểu rõ về RevPAR và áp dụng các chiến lược phù hợp sẽ giúp các khách sạn không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về RevPAR là gì và tầm quan trọng của nó trong việc quản lý khách sạn. Hãy áp dụng những kiến thức này để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt được những thành công bền vững.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm phần mềm quản lý khách sạn toàn diện vậy đăng ký ngay eziHotel. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem Thêm:
Tin Tức CÙNG LOẠI
Top 6 kênh marketing khách sạn hiệu quả nhất hiện nay
Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn. Thông qua [...]
Th11
Định giá phòng động là gì? Tất tần tật về giá phòng động trong kinh doanh khách sạn
Trong thị trường kinh doanh sẽ luôn có sự biến động, đặc biệt là kinh [...]
Th11
6 Xu hướng công nghệ trong kinh doanh khách sạn chủ doanh nghiệp cần cập nhật ngay
Sau đại dịch du lịch đang ngày càng được phục hồi và phát triển mạnh [...]
Th11
Tìm hiểu từ A – Z quy trình đào tạo nhân viên khách sạn đúng chuẩn
Đào tạo nhân viên khách sạn trở thành một phần không thể thiếu để giúp [...]
Th11
5 Mẹo giúp cải thiện hoạt động quầy lễ tân trong khách sạn
Quầy lễ tân là nơi đầu tiên đón tiếp khách hàng và lễ tân đóng [...]
Th11
Dự kiến 4 xu hướng du lịch sẽ lên ngôi năm 2025
Năm 2024 là một năm đầy biến động của thế giới từ suy thoái kinh [...]
Th11
Lối đi nào cho các doanh nghiệp du lịch truyền thống trong thời đại số?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như một cơn sóng thần, việc thay [...]
Th10
Công nghệ AI trong ngành dịch vụ khách sạn: Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi công nghệ và Internet được tích [...]
Th10