Thuật ngữ “giá Net, giá Gross” có lẽ đã quá quen thuộc với những doanh nghiệp, kinh doanh khách sạn cũng không phải ngoại lệ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về 2 loại giá này. Vậy giá Net là gì? Giá Gross là gì? Kinh doanh khách sạn thì nên áp dụng loại giá nào để đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cùng eziHotel nhé!
Giá Net là gì?
Định nghĩa
Giá Net là giá chưa bao gồm thuế và dịch vụ. Đây là giá mà khách sạn đưa ra cho đối tác trung gian như: đại lý du lịch (OTA), công ty lữ hành hoặc khách hàng doanh nghiệp. Giá Net thường được sử dụng trong giao dịch B2B.
Ví dụ: Khách sạn bán phòng cho đại lý du lịch với giá 1.000.000 VND. Sau đó đại lý có thể cộng thêm thuế, phí hoặc hoa hồng rồi bán cho khách hàng cuối cùng với mức giá cao hơn.
Ưu điểm
Linh hoạt cho đối tác B2B: Giá Net chủ yếu áp dụng cho các đại lý du lịch (OTA), công ty du lịch hoặc doanh nghiệp đặt phòng số lượng lớn. Chính vì vậy, các đối tác này có thể điều chỉnh mức giá bán lẻ phù hợp với chiến lược kinh doanh của họ.
Giá thương mại điều chỉnh dễ dàng: Khi làm việc với các doanh nghiệp đối tác, khách sạn có thể điều chỉnh giá dựa trên số lượng phòng đặt, mùa cao điểm hay mùa thấp điểm. Điều này giúp khách sạn tối ưu hóa doanh thu và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác trung gian.
Tăng khả năng cạnh tranh trên OTA: Nhiều nền tảng bán phòng trực tuyến như Agoda, Booking.com hiển thị giá Net trước sau đó cộng thêm thuế/phí trong bước thanh toán. Nếu khách sạn niêm yết giá Gross trong khi đối thử sử dụng giá Net, khách hàng có thể thấy giá khách sạn bạn cao hơn làm giảm khả năng cạnh tranh.
Các doanh nghiệp thường ký hợp đồng với khách sạn theo giá Net để họ có thể tự tính toán và kiểm soát thuế/phí dựa trên hệ thống kế toán của họ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty lữ hành và du lịch, giúp họ giữ mức giá ổn định trong thời gian dài.
Nhược điểm
Khi khách hàng đặt phòng với giá Net mà không biết rằng nó chưa bao gồm thuế/phí họ có thể sẽ bị “sốc” khi thấy mức giá thanh toán cao hơn dự kiến. Điều này có thể gây mất lòng tin và tạo ra trải nghiệm không tốt cho khách hàng. Một số khách hàng lại cảm thấy như bị “lừa” vì giá cuối cùng hơn hơn giá họ nhìn thấy ban đầu. Điều này đặc biệt quan trọng ở các thị trường có quy định nghiêm ngặt về giá cả minh bạch.
Bên cạnh đó, nếu một khách sạn hiển thị giá Net còn khách sạn khác hiển thị giá Gross, khách hàng sẽ khó so sánh chính xác giá giữa các khách sạn.
Giá Gross là gì?
Định nghĩa
Ngược lại với giá Net, giá Gross là tổng mức giá gồm giá phòng và các loại thuế, dịch vụ. Đây là mức giá khách hàng cá nhân (B2C) phải thanh toán cuối cùng khi đặt phòng khách sạn. Ví dụ: Nếu thuế VAT là 10% và phí dịch vụ là 5% thì giá Gross cho phòng sẽ là: 1.000.000 VND + 10% VAT + 5% phí dịch vụ = 1.150.000 VND.
Ưu điểm
Giá Gross đã bao gồm thuế, phí nên khách hàng biết chính xác số tiền họ phải trả ngay từ đầu. Khách hàng sẽ thấy được sự minh bạch và rõ ràng trong giá cả. Điều này giúp tạo nên trải nghiệm mua sắm tốt hơn và giảm sự đắn đo từ khách hàng.
Phù hợp với luật pháp: Ở nhiều quốc gia, luật yêu cầu doanh nghiệp phải hiển thị giá bao gồm cả thuế, phí để tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nếu khách sạn chỉ hiển thị giá Net mà không công khái thuế, phí có thể bị phạt hoặc bị khách hàng phản ánh.
Đặc biệt, khi khách hàng không phải lo lắng về các khoản phí ẩn, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có xu hướng quay lại đặt phòng lần sau. Điều này giúp xây dựng thương hiệu và tạo uy tín cho khách sạn. Bên cạnh đó, vì giá Gross là giá cuối cùng, khách hàng có thể dễ dàng so sánh giá giữa các khách sạn khác nhau mà không phải tính toán thêm.
Nhược điểm
Vì giá đã bao gồm thuế, phí nên chắc chắn khi hiển thị giá sẽ cao hơn so với các khách sạn chỉ hiển thị giá Net. Điều này có thể khiến khách hàng cảm thấy giá của khách sạn cao hơn dù thực tế không phải vậy. Điều này thể hiện rõ ràng nhất là trên các nền tảng bán phòng OTA. Một số nền tảng OTA như Agoda, Booking.com thường hiển thị giá Net ban đầu để thu hút khách hàng. Nếu khách sạn niêm yết giá Gross, khách hàng có thể nghĩ giá của bạn cao hơn đối thủ. Từ đó, giảm khả năng cạnh tranh và tỷ lệ chuyển đổi cũng giảm.
Chưa hết, khi sử dụng giá Gross khách sạn sẽ có ít khả năng điều chỉnh giá cho từng đối tác hoặc từng thị trường. Điều này có thể làm giảm cơ hội hợp tác với các đại lý du lịch. Bởi họ cần có lợi nhuận riêng khi bán phòng.
Phân biệt giá Net và giá Gross
Đặc điểm |
Giá Net |
Giá Gross |
Định nghĩa |
Giá Net là giá cơ bản, chưa bao gồm thuế và phí . Đây là giá mà khách sạn cung cấp cho các đối tác như đại lý du lịch (OTA), công ty du hành hành, hoặc các đối tác doanh nghiệp. | Giá Gross là giá đã bao gồm tất cả các khoản thuế, dịch vụ và chi phí liên quan . Đây là mức giá mà khách hàng cuối cùng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) phải thanh toán khi đặt phòng khách sạn. |
Đặc điểm |
Khách sạn không tính các khoản thuế, phí dịch vụ vào giá này, và đối tác có thể bổ sung các khoản phí khác như thuế VAT, phí dịch vụ khi bán cho khách hàng cuối cùng. | Khi tổng giá được hiển thị, khách hàng không cần phải lo lắng về các khoản chi phí bổ sung vì tất cả đã được tính vào giá cuối cùng. |
Thành phần |
Chỉ là giá cơ bản mà khách sạn cung cấp cho các đối tác. Không bao gồm thuế, phí dịch vụ, hoa hồng hay bất kỳ chi phí bổ sung nào. | Đây là mức giá cuối cùng mà khách hàng sẽ phải thanh toán khi đặt phòng. Bao gồm tất cả các khoản thuế (có VAT), dịch vụ và các chi phí phát sinh khác. |
Đối tượng áp dụng |
Thường áp dụng trong các giao dịch B2B (business to business), thích hợp với các đại lý du lịch, công ty lữ hành, các kênh OTA (Đại lý du lịch trực tuyến). | Thường áp dụng trong các giao dịch B2C (doanh nghiệp với khách hàng), nơi khách sạn bán trực tiếp cho khách hàng cá nhân hoặc qua các nền tảng đặt phòng như Booking.com, Agoda… |
Khả năng hoạt động |
Linh hoạt cho thương mại | Ít hoạt động hơn trong việc điều chỉnh giá |
Tính minh bạch |
Không minh bạch đối với khách hàng (B2C), vì khách hàng không thể biết số tiền cuối cùng phải trả nếu chỉ nhìn vào giá Net. | Minh bạch và rõ ràng cho khách hàng vì giá này đã bao gồm tất cả các khoản phí. Khách hàng có thể thấy số tiền chính xác phải trả ngay từ đầu mà không có chi phí ẩn. |
Dễ dàng so sánh |
Khó so sánh giữa các khách sạn | Dễ dàng so sánh với đối thủ |
Khách sạn nên áp dụng giá Net hay giá Gross?
Việc lựa chọn giữa giá Net và giá Gross phụ thuộc vào đối tượng khách hàng, chiến lược kinh doanh, kênh bán hàng và yêu cầu pháp lý của từng thị trường. Dưới đây là phân tích chi tiết để giúp bạn quyết định nên áp dụng giá Net hay giá Gross trong từng trường hợp.
Khi nào nên áp dụng giá Net?
Áp dụng cho các đối tác B2B: Nếu khách sạn hợp tác với các đại lý du lịch công ty lữ hành, hoặc các nền tảng OTA thì giá Net là lựa chọn tốt nhất.
Khi muốn hiển thị mức độ ưu tiên trên OTA: Trên nền tảng OTA, giá Net giúp hiển thị giá thấp hơn thu hút khách nhấp vào xem phòng, tăng khả năng bán phòng.
Khi khách sạn muốn dễ dàng điều chỉnh giá cho từng đối tác: Nếu khách sạn làm việc với nhiều đối tác khác nhau, giá Net giúp linh hoạt điều chỉnh giá theo từng trường hợp.
Khi khách sạn hoạt động trong thị trường không yêu cầu minh bạch giá Gross: Một số thị trường hoặc nền tảng OTA cho phép khách sạn hiển thị giá Net và chỉ hiển thị tổng giá trị khi khách thanh toán. Nếu luật nền tảng không yêu cầu hiển thị giá Gross, khách sạn có thể tận dụng giá Net để thu hút khách hàng.
Hợp đồng dài hạn với công ty, doanh nghiệp: Công ty thường ký hợp đồng với khách sạn để đặt thời hạn phòng cho nhân viên hoặc khách hàng của họ. Giá Net giúp họ dễ dàng tính toán ngân sách và thuế theo hệ thống kế toán riêng.
Khi nào nên áp dụng giá Gross?
Áp dụng cho khách hàng cá nhân B2C: Nếu khách sạn bán trực tiếp cho khách hàng qua website, điện thoại, giá Gross là lựa chọn tốt nhất. Bởi khách hàng cá nhân muốn biết chính xác số tiền họ phải trả ngay từ đầu, tránh cảm giác bị bất ngờ khi đến bước thanh toán.
Khi khách sạn muốn minh bạch: Nếu khách hàng thấy giá Net ban đầu nhưng khi thanh toán cộng thêm thuế, phí họ có thể cảm thấy bị lừa và có trải nghiệm không tốt. Điều này có thể dẫn đến đánh giá tiêu cực trên OTA hoặc mạng xã hội.
Nếu luật yêu cầu công khai giá Gross: Một số quốc gia như châu Âu, Mỹ… yêu cầu khách sạn phải niêm yết giá cuối cùng khi hiển thị cho khách hàng. Nếu không tuân thủ khách sạn có thể bị phạt hoặc mất uy tín.
Khi khách sạn muốn tạo lợi thế cạnh tranh bằng sự minh bạch: Nếu đối thủ cạnh tranh hiển thị giá Gross, khách sạn của bạn cũng nên làm tương tự để khách hàng dễ dàng so sánh giá. Giá Gross giúp khách hàng tin tưởng hơn vì họ thấy giá cuối cùng ngay từ đầu mà không có thêm chi phí ẩn.
Bán phòng trực tiếp qua website khách sạn: Khi khách đặt phòng trực tiếp qua website khách sạn, giá Gross sẽ giúp họ có trải nghiệm đặt phòng tốt hơn. Nếu hiển thị giá Net và cộng thuế, phí chỉ khi thanh toán, khách hàng có thể bỏ ngang vì giá được tìm thấy tăng lên bất ngờ.
Kết luận
Lựa chọn tối ưu theo kênh bán hàng:
Kênh bán hàng | Sử dụng Giá Net | Sử dụng Giá Gross |
Đại lý du lịch (B2B) | ✅ | ❌ |
Kênh bán OTA | ✅ | ❌ (Trừ khi yêu cầu từ nền tảng) |
Hợp đồng với các công ty | ✅ | ❌ |
Website khách sạn | ❌ | ✅ |
Các thị trường yêu cầu giá minh bạch | ❌ | ✅ |
Lựa chọn mức độ tối ưu theo mục tiêu kinh doanh:
Mục tiêu | Sử dụng Giá Net | Sử dụng Giá Gross |
Hiển thị giá ưu tiên thấp hơn trên OTA | ✅ | ❌ |
Linh hoạt đàm phán giá với đối tác | ✅ | ❌ (Trừ khi yêu cầu từ nền tảng) |
Minh bạch, tạo trải nghiệm tốt cho khách lẻ | ❌ | ✅ |
Tuân thủ quy định pháp luật về giá | ❌ | ✅ |
Giảm thiểu do chi phí ẩn | ❌ | ✅ |
Nếu bạn tập trung vào thị trường OTA và B2B -> Chọn giá Net.
Nếu bạn tập trung vào khách hàng cá nhân, bán trực tiếp -> Chọn giá Gross.
Nếu có thể, hãy áp dụng cả hai loại giá tùy theo từng kênh bán hàng để tối ưu doanh thu.
Tổng kết
Trên đây eziHotel đã cung cấp cho bạn những thông tin về giá Net, giá Gross cũng như nên áp dụng chiến lược giá nào để kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này và chiến lược kinh doanh của khách sạn mà bạn có lựa chọn đúng đắn và tối ưu nhất. Đừng quên theo dõi eziHotel để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất các bạn nhé!
eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vận hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
Phần mềm quản lý khách sạn eziHotel – Giải pháp toàn diện cho ngành khách sạn
7 Tip cải thiện hoạt động bộ phận lễ tân khách sạn trong năm 2025
Tin Tức CÙNG LOẠI
STR là gì? Tất tần tật về báo cáo STR ứng dụng vào kinh doanh khách sạn
Báo cáo STR là một công cụ quan trọng trong ngành quản lý khách sạn. [...]
Th3
Xây dựng chế độ thưởng phạt cho nhân viên khách sạn, tạo động lực phát triển trong công việc
Chế độ thưởng phạt là một công cụ quản lý quan trọng giúp khách sạn [...]
Th3
Phân tích phản hồi của khách hàng và hiệu suất khách sạn
Việc phân tích phản hồi phản hồi của khách hàng và hiệu suất hoạt động [...]
Th3
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho khách sạn sao cho chuyên nghiệp và hiệu quả?
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho khách sạn đòi hỏi sự kết hợp giữa [...]
Th3
Giá Net, giá Gross là gì? Khách sạn nên áp dụng giá Net hay giá Gross trong kinh doanh?
Thuật ngữ “giá Net, giá Gross” có lẽ đã quá quen thuộc với những doanh [...]
Th3
Báo cáo đầy đủ công việc của từng bộ phận trong khách sạn như thế nào?
Các bộ phận trong khách sạn đều có nhiệm vụ, công việc riêng nhưng đều [...]
Th3
9 cách thu hút khách hàng quay trở lại đặt phòng khách sạn
Thực tế đã chứng minh, khách đặt phòng lặp lại là khoản đầu tư hiệu [...]
Th3
ALOS là gì? ALOS ảnh hưởng như thế nào đối với kinh doanh khách sạn
Chỉ số ALOS (Average Length of Stay) là một trong những thước đo quan trọng [...]
Th2