Booking bar – một công việc đang được giới trẻ rất quan tâm và theo đuổi. Booking bar rất được ưa chuộng tại những bar, pub hay khách sạn hạng sang. Vậy nghề Booking bar là gì? Công việc của một Booking bar như thế nào? Để làm công việc này cần có những tiêu chí gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của eziHotel!
Booking bar là gì?
Booking bar là thuật ngữ để chỉ những nhân viên làm việc tại quầy bar khách sạn, quán bar/pub. Họ sẽ chịu trách nhiệm nhận order (đồ uống, đồ ăn nhẹ,…) từ khách hàng. Bên cạnh đó xử lý những sự cố phát sinh cùng một số nhiệm vụ khác. Ví dụ như: kiểm tra thông tin đặt bàn, tính tiền, vệ sinh quầy bar… Đặc biệt họ phải đảm bảo rằng khách hàng đủ điều kiện để sử dụng đồ uống có cồn.
Công việc của nhân viên Booking bar
Tiếp đón khách
Khi khách đến cần niềm nở, lịch sự tiếp đón khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại quầy bar, quán bar/pub. Lựa chọn, linh hoạt sắp xếp vị trí ngồi phù hợp cho khách hàng. Với những trường hợp khách đã đặt chỗ trước Booking bar sẽ hướng dẫn khách đến khu vực của họ. Để làm tốt công việc này, họ cần có kỹ năng tổ chức và xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác. Đồng thời tiếp nhận xử lý các cuộc gọi, email và yêu cầu đặt chỗ từ khách hàng.
Nhận order và phục vụ khách
Đầu tiên Booking bar gửi menu cho khách để khách lựa chọn. Sau đó, tiếp nhận order những loại đồ uống, đồ ăn từ khách hàng. Khi khách hàng cần tư vấn thì nhân viên sẽ chủ động giới thiệu món best seller của quầy. Hoặc hỏi sở thích, nhu cầu của khách để giới thiệu món phù hợp nhất.
Khi khách muốn order đồ uống có cồn, cần xem xét các điều kiện về độ tuổi của khách để xem liệu vị khách đó có phù hợp với món đồ uống đó không. Với những khách hàng chưa đủ điều kiện nên lịch sự từ chối và giải thích rõ quy định của quán cho khách. Giải thích thêm những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, đồ ăn thức uống tại quầy bar khi khách hỏi. Trong khi khách sử dụng cần quan sát và chủ động hỗ trợ khách khi cần.
Tiếp đó, tham khảo và thu thập ý kiến của khách về mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ của quầy bar. Để từ đó làm tư liệu để đề xuất những giải pháp khắc phục. Khi khách ra về, hỗ trợ khách thực hiện thanh toán và tạm biệt, tiễn khách ra về.
Làm vệ sinh quầy bar
Ngoài việc tiếp nhận order và phục vụ khách hàng nhân viên Booking bar cũng cần vệ sinh quầy bar sạch sẽ. Dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ khu vực phục vụ khách, quầy bar vào đầu và cuối ca. Lau dọn sắp xếp gọn gàng các đồ dùng phục vụ như: đĩa, ly, chai rượu… sau khi khách sử dụng. Lau dọn bàn ghế, sắp xếp lại không gian phục vụ gọn gàng, ngăn nắp để đón những vị khách khác.
Các công việc khác
Ngoài những công việc chính như trên, Booking bar sẽ làm các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên. Tham gia các buổi họp giao ban, đào tạo nâng cao nghiệp vụ của bộ phận. Hoàn thành các công việc, báo cáo công việc khi được yêu cầu. Thực hiện khác theo yêu cầu của cấp trên.
Những tiêu chí cần có của một Booking bar
Ngoại hình ưa nhìn
Làm Booking bar trong khách sạn hay quầy bar phải thường xuyên tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng. Vì vậy, việc sở hữu một ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn là điều cần thiết để tạo được tiện cảm với khách hàng.
Thông thường những nhà tuyển dụng sẽ ưu ái lựa chọn những bạn nữ xinh đẹp, hơi cá tính vì sự đặc thù của công việc này. Còn đối với các bạn nam thì cần ngoại hình sáng, lịch thiệp và có chút phong cách trong ăn mặc.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt
Booking bar là một công việc có tính chất khá phức tạp chính vì vậy có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong những tình huống bất đắc dĩ xảy ra. Chưa hết, khi bạn có thể giao tiếp và ứng xử khéo léo cũng giúp bạn ghi điểm với khách hàng. Từ phong cách phục vụ tốt, ứng xử khéo léo sẽ khiến cho khách hàng hài lòng và sẽ quay trở lại quán những lần tiếp theo.
Xử lý tình huống linh hoạt
Đặc thù trong quán bar, quầy bar sẽ không tránh khỏi những trường hợp khách hàng say xỉn hay có những hành động quấy nhiễu… Bởi vậy, để trở thành một Booking bar chuyên nghiệp, bạn cần trau dồi và có kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống bất ngờ. Nếu không chắc chắn bạn sẽ loay hoay, luống cuống có thể khiến mọi việc đi xa hơn dự tính. Trong trường hợp lần đầu gặp phải chưa biết xử lý thế nào hãy nhờ đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như quản lý.
Tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và quản lý thời gian tốt
Trong quá trình làm việc sẽ có những tình huống phức tạp hay có những yêu cầu đặc biệt từ khách hàng. Khi bạn kiên nhẫn và có sự tỉ mỉ sẽ giúp bạn xử lý mọi tình huống một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, hài lòng khách hàng.
Trong những giờ cao điểm Booking bar thường sẽ có lịch làm việc dày đặc và rất bận rộn. Việc quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đúng hạn và đạt hiệu quả.
Có tửu lượng và kiến thức về đồ uống
Khi làm việc trong quầy bar, quán bar sẽ không tránh khỏi những trường hợp phải giao lưu với khách hàng khi họ yêu cầu. Với những tình huống như vậy nếu bạn không biết uống rượu bia hay không biết xử lý khéo léo thì rất dễ khiến khách hàng không hài lòng. Do đó, khi đã xác định theo đuổi công việc này bạn cần có tửu lượng thật tốt. Đặc biệt bạn cũng cần có kiến thức về các đồ uống để giới thiệu hay giải thích cho khách hàng khi họ yêu cầu.
Những yêu cầu khi làm Booking bar
Mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu riêng biệt, tuy không quá khắt khe nhưng ứng tuyển Booking bar tại khách sạn, quán bar/pub ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu như:
- Ngoại hình ưa nhìn, giọng nói dễ nghe, nói chuyện có duyên
- Phong cách, ăn mặc chỉn chu, đúng quy định đồng phục hoặc trang phục gọn gàng. lịch sự
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt, khéo léo, nhẹ nhàng và lịch sự
- Khả năng ứng biến linh hoạt, xử lý tình huống hiệu quả
- Tự tin, hoạt ngôn
- Có trách nhiệm, chịu được áp lực công việc, thái độ phục vụ tận tâm với khách hàng
- Thuộc và hiểu rõ về các loại đồ ăn, đồ uống có trong menu của quầy bar
- Tại một số nơi sẽ yêu cầu thêm tửu lượng tốt và có khả năng giao tiếp tiếng Anh
Những nơi làm việc của Booking bar
Công việc Booking bar có thể làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau. Một số địa điểm phổ biến như:
- Nhà hàng: Nhiều nhà hàng có cung cấp dịch vụ đặt chỗ trước cho khách hàng và có quầy bar để phục vụ đồ uống. Nhân viên Booking bar có thể làm việc tại đây để phục vụ khách hàng đặt bàn
- Khách sạn: Các khách sạn quy mô lớn thường có quầy bar trong khu vực tiếp khách hoặc trong các nhà hàng nội bộ. Bạn có thể làm việc tại quầy bar trong khách sạn để phục vụ khách lưu trú và khách hàng bên ngoài
- Quán bar/pub: Bạn có thể làm việc tại các quán bar độc lập hoặc chuỗi quán bar. Tại đây nhân viên chủ yếu tập trung tiếp nhận và xử lý các order, đơn đặt hàng từ khách hàng.
- Sự kiện và hội chợ: Với các sự kiện đặc biệt như: hội chợ, tiệc cưới, các sự kiện của doanh nghiệp thường sẽ thuê Booking bar để phục vụ đồ uống cho khách mời. Vì vậy, bạn có thể làm thêm tại các sự kiện này.
Tổng kết
Trên đây là tất tần tật những thông tin về nghề Booking bar. Cơ hội việc làm lớn lại không có quá nhiều yêu cầu khắt khe khi tuyển dụng. Đây là một công việc khá hấp dẫn và là cơ hội cho những ai đam mê muốn theo đuổi lĩnh vực đồ uống. Nếu bạn đang quan tâm và mong muốn tìm hiểu công việc này hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi eziHotel để cập nhật những thông tin, kiến thức về các công việc, thông tin về lĩnh vực khách sạn nhé!
eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
Reservation là gì? Tìm hiểu về Reservation trong khách sạn
Bí quyết thu hút khách hàng mùa lễ Tết cho khách sạn
Tin Tức CÙNG LOẠI
Booking bar là gì? Tất tần tật thông tin về nghề Booking bar
Booking bar – một công việc đang được giới trẻ rất quan tâm và theo [...]
Th9
Forecasting là gì? 5 Forecasting quan trọng trong kinh doanh khách sạn
Forecasting trong tiếng Anh có nghĩa là dự báo. Vậy trong khách sạn forecasting là [...]
Th8
4 mẹo để xây dựng chương trình khách hàng thân thiết cho khách sạn
Chăm sóc khách hàng thân thiết là một trong những việc cần làm của khách [...]
Th8
Reservation là gì? Tìm hiểu về Reservation trong khách sạn
Một bộ phận tạo ra doanh thu trực tiếp cho khách sạn không thể không [...]
Th8
Tìm hiểu tâm lý khách hàng – chìa khóa thành công của ngành khách sạn
Thấu hiểu khách hàng chính là bàn đạp quan trọng khi kinh doanh bất kỳ [...]
Th8
Transient Guests là gì? Tips giúp khách sạn thu hút Transient Guests
Khách hàng tại khách sạn được phân chia thành nhiều phân khúc khác nhau để [...]
Th8
7 cách tăng danh tiếng khách sạn hiệu quả
Thị trường ngành khách sạn ngày càng cạnh tranh nhiều hơn, yêu cầu đối với [...]
Th8
Extra Bed là gì? Những loại Extra Bed thường dùng trong khách sạn
Extra Bed là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong khách sạn? Nếu [...]
Th8