No show là vấn đề rất nhiều khách sạn gặp phải, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Vậy no show là gì? Làm sao để giảm tình trạng no show trong kinh doanh khách sạn? Hãy cùng eziHotel tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
No show là gì? Tại sao cần giảm tình trạng no show?
No show trong kinh doanh khách sạn là hoạt động khách đặt phòng nhưng không tới. Khách có thể đặt phòng có bảo đảm hoặc không có bảo đảm. Tình trạng no show khiến những người làm dịch vụ vào tâm thế bị động. Sẽ không biết rõ khi nào họ đến và có nên cho người khác nhận đặt phòng hay không.
Dù với bất cứ lý do gì khi no show xảy ra sẽ khiến khách sạn chịu tổn thất đáng kể. Như:
- Mất đi một nguồn thu đáng kể do khách không tới nhận phòng, sử dụng dịch vụ, tiện ích tại khách sạn.
- Mất đi một lượng khách hàng tiềm năng do phòng đã được book không thể nhận khách khác, đặc biệt vào mùa cao điểm.
Chính vì vậy, khách sạn cần tìm mọi cách để giảm tình trạng no show, tránh gây tổn thất tới khách sạn.
Cách giúp giảm tình trạng no show trong kinh doanh khách sạn
Thiết lập chính sách hủy đặt phòng cụ thể
Để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới doanh thu, đặc biệt để giảm tình trạng no show, khách sạn cần xây dựng chính sách hủy đặt phòng cụ thể. Với những quy định điều khoản chi tiết và đảm bảo rằng điều này được hiển thị rõ ràng trước mắt khách hàng. Khách hàng hiểu rõ những trách nhiệm mà họ phải chịu khi họ gây ra tình trạng no show
Chính sách hủy đặt phòng cần có những thông tin cụ thể:
- Đầu tiên là quy định về thời gian cho phép khách hủy đặt phòng mà không mất phí. Khách hàng không muốn đến nhận phòng, họ cần phải hủy trước thời hạn.
- Khi khách hủy đặt phòng hoặc không đến nhận phòng quá thời gian quy định, họ phải cần trả một khoản phí.
Khi thiết lập được chính sách hủy phòng cụ thể chắc chắn khách sạn sẽ giảm tình trạng no show vào phút chót. Doanh thu, lợi nhuận của khách sạn cũng sẽ ít bị ảnh hưởng.
Giảm giá cho những phòng đặt có thanh toán trước

Đây được coi là một trong những biện pháp làm giảm tình trạng no show hiệu quả và thu hút khách hàng nhất. Sau khi xác nhận booking của khách hàng, nhân viên khách sạn sẽ đưa ra một đề nghị thanh toán trước, họ sẽ nhận được giảm giá.
Tâm lý con người luôn thích cùng với dịch vụ đó mà được giảm giá hơn so với ban đầu. Đây là một cách rất hiệu quả để khuyến khích khách thanh toán trước. Khi khách đã thanh toán trước, khả năng xảy ra việc họ không đến nhận phòng là rất thấp. Và cả kể khi khách không đến nhận phòng khách sạn cũng sẽ không có quá nhiều tổn thất.
Nhắc nhở khách hàng về phòng đã đặt trước ngày check-in
Trong những trường hợp khách đặt phòng trước một khoảng thời gian để có mức giá tốt hoặc tránh việc cháy phòng. Vì đã đặt lâu trước đó như vậy mà họ có thể quên mất mình đã đặt phòng nên không đến nhận phòng.
Chính vì vậy, để tránh tình huống này xảy ra, khoảng 2-3 ngày trước ngày check-in của khách, khách sạn có thể liên lạc với khách hàng. Có thể gọi điện thoại, gửi email hoặc gửi SMS để nhắc nhở họ về booking sắp tới.
Bên dưới tin nhắn nhắc nhở về booking, khách sạn có thể chèn thêm các dịch vụ hỗ trợ như: đưa đón tại sân bay, cho thuê xe máy… Khách hàng sẽ nhận được thông tin đó và có thể lựa chọn thêm dịch vụ của khách sạn.
Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm, chuyên nghiệp của khách sạn đối với khách hàng. Nó còn là cơ hội để khách sạn quảng bá, giảm tình trạng no show và nâng cao doanh thu từ những dịch vụ đi kèm.
Liên lạc với khách hàng khi họ không đến check-in
Có thể vì một số lý do nào đó mà khách hàng không đến nhận phòng như dự kiến. Khách sạn có thể thông cảm cho khách nhưng cũng cần phải kiên định. Vì việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu khách sạn của bạn. Trong trường hợp này, nhân viên khách sạn hãy liên hệ nói chuyện với khách và hỏi lý do họ không tới. Sau đó hãy thông báo về chi phí họ phải trả và tại sao họ cần thanh toán khoản chi phí đó do không đến nhận phòng.
Hãy giữ thái độ niềm nở và cho họ biết rằng khách sạn hoan nghênh họ đến với khách sạn lần sau. Dù khách sạn đã phải chịu mất mát đáng để. Điều này sẽ khuyến khích họ đặt phòng lại nhưng sẽ giảm tình trạng no show đáng kể.
Tổng kết
Trên đây là 4 tips giúp khách sạn của bạn giảm tình trạng no show trong kinh doanh khách sạn. Với những thông tin này của eziHotel sẽ giúp công việc kinh doanh khách sạn của bạn thuận lợi và phát triển.
Để giảm tình trạng no show khách sạn có thể tham khảo sử dụng phần mềm quản lý khách sạn eziHotel. Với rất nhiều tính năng, công cụ giúp quản lý, vận hành và kinh doanh khách sạn với quy mô từ 1-4 sao.
Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
No show là gì? Quy trình xử lý khi xảy ra tình huống này trong khách sạn
6 Cách quảng bá khách sạn giúp gia tăng doanh thu hiệu quả
Tin Tức CÙNG LOẠI
STR là gì? Tất tần tật về báo cáo STR ứng dụng vào kinh doanh khách sạn
Báo cáo STR là một công cụ quan trọng trong ngành quản lý khách sạn. [...]
Th3
Xây dựng chế độ thưởng phạt cho nhân viên khách sạn, tạo động lực phát triển trong công việc
Chế độ thưởng phạt là một công cụ quản lý quan trọng giúp khách sạn [...]
Th3
Phân tích phản hồi của khách hàng và hiệu suất khách sạn
Việc phân tích phản hồi phản hồi của khách hàng và hiệu suất hoạt động [...]
Th3
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho khách sạn sao cho chuyên nghiệp và hiệu quả?
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho khách sạn đòi hỏi sự kết hợp giữa [...]
Th3
Giá Net, giá Gross là gì? Khách sạn nên áp dụng giá Net hay giá Gross trong kinh doanh?
Thuật ngữ “giá Net, giá Gross” có lẽ đã quá quen thuộc với những doanh [...]
Th3
Báo cáo đầy đủ công việc của từng bộ phận trong khách sạn như thế nào?
Các bộ phận trong khách sạn đều có nhiệm vụ, công việc riêng nhưng đều [...]
Th3
9 cách thu hút khách hàng quay trở lại đặt phòng khách sạn
Thực tế đã chứng minh, khách đặt phòng lặp lại là khoản đầu tư hiệu [...]
Th3
ALOS là gì? ALOS ảnh hưởng như thế nào đối với kinh doanh khách sạn
Chỉ số ALOS (Average Length of Stay) là một trong những thước đo quan trọng [...]
Th2