Phần mềm quản lý khách sạn được tạo ra giúp chủ khách sạn có thể quản lý khách sạn của mình mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Phần mềm quản lý khách sạn là gì?
Phần mềm quản lý khách sạn trên thực tế có rất nhiều cách định nghĩa, nhưng có thể hiểu đơn giản rằng đây là một công cụ phần mềm được sử dụng chuyên biệt trong hoạt động quản lý, điều hành và kinh doanh khách sạn.
Thường thì các hệ thống quản lý khách sạn trên thị trường đều sở hữu các tính năng cơ bản có thể mang lại để hỗ trợ các hoạt động trong dịch vụ khách sạn, như quản lý quầy lễ tân, quản lý phòng ốc, quản lý các báo cáo, quản lý thông tin khách hàng đặt phòng, quản lý nhân viên khách sạn, trình quản lý từ xa, kết nối các khoá thẻ từ, quản lý kênh phân phối – hợp tác B2B,…
Tương tự, cũng có rất nhiều cách để phân chia các nền tảng quản lý khách sạn. Tuy nhiên, nếu xét dựa trên yếu tố về công nghệ thì người ta sẽ chia các phần mềm quản lý khách sạn thành 2 loại chính, bao gồm:
1.Phần mềm quản lý khách sạn truyền thống
Với dạng phần mềm này, mọi dữ liệu thông tin đều được cấp về hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu cục bộ tại khách sạn. Để có thể duy trì, quản lý và vận hành hệ thống này, các chủ khách sạn buộc phải thuê riêng một đội ngũ nhân viên IT có chuyên môn để hỗ trợ “cứng” cho công tác lưu trữ các dữ liệu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đầu tư thêm máy chủ để lưu dữ liệu. Dạng phần mềm này được đánh giá là một công cụ có tính bảo mật tốt, nhưng xét về tính tiện lợi cũng như các khoản chi phí phát sinh cho nhân sự và đầu tư trang thiết bị máy móc, rõ ràng nó không phải sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà quản trị đang tìm kiếm giải pháp tối ưu, tinh gọn.
Tìm hiểu thêm vè EziHotel PMS.
2. Hệ thống quản lý khách sạn ứng dụng công nghệ điện toán đám mây
Điện toán đám mây là một công nghệ mới, nhưng rất phổ biến và hầu hết chúng ta đều biết đến nó. Khác với dạng phần mềm quản lý truyền thống, các dữ liệu của khách sạn sẽ không lưu trữ cục bộ tại khách sạn, mà sẽ được gửi và lưu trữ tại máy chủ của nhà cung cấp.
Nếu nhà quản trị khách sạn lựa chọn công cụ này, thì một điều chắc chắn là họ sẽ không cần đầu tư một máy chủ riêng đắt đỏ hay thuê thêm một đội ngũ nhân viên IT tốn kém. Song song với đó, nhờ vào những đột phá trong công nghệ điện toán đám mây, nhà quản lý hoàn toàn có thể dễ dàng truy cập phần mềm này ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, miễn là bạn sở hữu thiết bị thông minh và đảm bảo thiết bị đó kết nối được vào Internet. Do đó, giải pháp này được đánh giá là giải pháp tối ưu và được lựa chọn nhiều hơn cả.
Trong thời đại công nghệ, các chủ doanh nghiệp khách sạn nên lựa chọn áp dụng công nghệ trong việc quản lý và kinh doanh khách sạn để có thể quản lý, kinh doanh, vận hành khách sạn một cách độc lập và mang lại hiệu quả cao nhất.
Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích đối với các chủ khách sạn, nhà quản lý trong việc lựa chọn áp dụng công nghệ vào quản lý và kinh doanh khách sạn. Thay vì quản lý khách sạn với phương thức truyền thống việc áp dụng công nghệ vào trong quản lý và kinh doanh khách sạn sẽ giúp bạn có thể quản lý, kinh doanh và vận hành khách sạn một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Tin Tức CÙNG LOẠI
STR là gì? Tất tần tật về báo cáo STR ứng dụng vào kinh doanh khách sạn
Báo cáo STR là một công cụ quan trọng trong ngành quản lý khách sạn. [...]
Th3
Xây dựng chế độ thưởng phạt cho nhân viên khách sạn, tạo động lực phát triển trong công việc
Chế độ thưởng phạt là một công cụ quản lý quan trọng giúp khách sạn [...]
Th3
Phân tích phản hồi của khách hàng và hiệu suất khách sạn
Việc phân tích phản hồi phản hồi của khách hàng và hiệu suất hoạt động [...]
Th3
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho khách sạn sao cho chuyên nghiệp và hiệu quả?
Xây dựng hình ảnh thương hiệu cho khách sạn đòi hỏi sự kết hợp giữa [...]
Th3
Giá Net, giá Gross là gì? Khách sạn nên áp dụng giá Net hay giá Gross trong kinh doanh?
Thuật ngữ “giá Net, giá Gross” có lẽ đã quá quen thuộc với những doanh [...]
Th3
Báo cáo đầy đủ công việc của từng bộ phận trong khách sạn như thế nào?
Các bộ phận trong khách sạn đều có nhiệm vụ, công việc riêng nhưng đều [...]
Th3
9 cách thu hút khách hàng quay trở lại đặt phòng khách sạn
Thực tế đã chứng minh, khách đặt phòng lặp lại là khoản đầu tư hiệu [...]
Th3
ALOS là gì? ALOS ảnh hưởng như thế nào đối với kinh doanh khách sạn
Chỉ số ALOS (Average Length of Stay) là một trong những thước đo quan trọng [...]
Th2