Chắc chắn những ai đang theo đuổi hay làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn sẽ thường nghe đến Supervisor. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vị trí này. Vậy Supervisor là gì? Họ đảm nhận công việc gì trong khách sạn? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về trị ví này trong khách sạn tại bài viết dưới đây!
Supervisor là gì?
Supervisor là thuật ngữ trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn để chỉ người giám sát. Đây được coi như trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý. Họ sẽ thực hiện các công việc giám sát, theo dõi và điều phối các hoạt động trong khách sạn hỗ trợ cho quản lý.
Trong khách sạn Supervisor được chia thành các vị trí như: giám sát tiền sảnh, giám sát buồng phòng, giám sát nhà hàng… Họ sẽ hỗ trợ công việc theo dõi, giám sát, điều phối các hoạt động của nhân viên cấp dưới. Bao gồm: chia ca, phân phối công việc, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh, hỗ trợ phục vụ nhà hàng.
Công việc của Supervisor trong khách sạn
Sau đây sẽ là một số chức danh và công việc chính liên quan đến giám sát của vị trí Supervisor
Giám sát khu vực tiền sảnh
- Giám sát hoạt động khu vực tiền sảnh, đảm bảo nhân viên làm việc theo đúng tiêu chuẩn và quy định
- Phân chia, bố trí lịch làm việc cho nhân viên các bộ phận
- Giám sát công việc của lễ tân: check-in, check-out và quản lý doanh thu
- Bám sát quy trình, kiểm tra các dịch vụ từ lúc khách hàng đặt phòng đến lúc trả phòng
- Hỗ trợ lễ tân check-in cho khách đoàn, trao đổi trực tiếp với trưởng đoàn đê rlaays thông tin về các yêu cầu đặc biệt rồi báo cho các bộ phận liên quan
- giám sát các hoạt động về đào tạo bồi dưỡng kỹ năng thường xuyên cho nhân viên
- Đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới
- Hỗ trợ lễ tân giải quyết các phàn nàn, vấn đề phát sinh của khách hàng, lưu thông tin vào sổ nhật kts giám sát
- Kiểm tra thư báo, fax để đảm bảo thư, bưu kiện của khách được chuyển đến cho khách vào thời điểm phù hợp
- Kiểm tra khu vực công cộng, khu văn phòng, các phòng của nhân viên,…
- Thực hiện các nhiệm vụ khác từ cấp trên giao xuống
Giám sát khu vực buồng phòng
- Phân chia lịch trực cho nhân viên theo khu vực
- Giám sát quá trình làm việc của nhân viên buồng phòng, chỉ ra các lỗi sai để kịp thời sửa chữa
- Lên kế hoạch vệ sinh theo từng khu vực dựa trên công suất phòng
- Kiểm tra chất lượng các phòng nghỉ theo tiêu chuẩn của khách sạn
- Theo dõi sát sao đảm bảo vệ sinh các phòng VIP, phòng khách lưu trú dài hạn, phòng khách công ty…
- Kiểm tra đảm bảo vệ sinh khu vực hành lang, thang máy, thang bộ…
- Giám sát hóa đơn minibar, giặt ủi, nhắc nhở bổ sung đồ minibar…
- Kiểm tra trang thiết bị, đồ vật trong phòng nếu có hư hỏng báo cho bộ phận liên quan để kịp thời sửa chữa
- Hỗ trợ nhân viên buồng phòng khi cần thiết
- Kiểm tra các đơn đặt hàng hóa chất, dụng cụ và các mặt hàng khác cho bộ phận buồng phòng trước khi trình ký
Giám sát khu vực nhà hàng
- Giám sát quá trình làm việc của nhân viên đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng đúng theo tiêu chuẩn
- Bố trí, phân công công việc cho nhân viên bộ phận
- Xử lý các báo cáo công việc về cơ sở vật chất, tác phong làm việc của nhân viên…
- Giao tiếp, trao đổi với khách hàng để nắm bắt tâm lý, thị hiếu của họ
- Giải quyết các phàn nàn, thắc mắc khiếu nại của khách hàng
- Hỗ trợ nhân viên thực hiện các công việc đầu ca làm việc
- Kiểu soát chất lượng món ăn mỗi khi lên món cho khách
- Xử lý các vấn đề phát sinh mà nhân viên không thể giải quyết
- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên, đánh giá quá trình làm việc của nhân viên
- Thực hiện các công việc khác mà cấp trên yêu cầu
Để trở thành một Supervisor giỏi cần có kỹ năng gì?
Làm việc trong môi trường dịch vụ như nhà hàng khách sạn đòi hỏi Supervisor phải có những kỹ năng kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó là khả năng chịu được áp lực cao. Chính vì vậy để trở thành một Supervisor giỏi, họ cần trau dồi và tích lũy những điều sau:
Kỹ năng quan sát, lên kế hoạch
Supervisor với đặc thù công việc là điều phối và giám sát các hoạt động diễn ra trong khách sạn. Vì vậy, điểm đầu tiên để trở thành một Supervisor giỏi chính là mắt nhìn quan sát bao quát. Khi đó có thể nhận ra những sai sót trong quy trình làm việc hay chất lượng dịch vụ để kịp thời xử lý.
Bên cạnh đó, họ cần biết cách sắp xếp, tổ chức và xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn. Từ đó tránh được những sai sót có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
Thái độ tôn trọng, cư xử nhã nhặn
Supervisor sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với cả khách hàng và nhân viên cấp dưới. Chính vì vậy, họ cần giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn, xử lý tình huống khéo léo. Luôn giữ tâm thế vững vàng, cư xử ôn hòa.
Đặc biệt khi có những mâu thuẫn giữa các nhân viên những phẩm chất này sẽ giúp họ dễ dàng giải quyết vấn đề. Không chỉ vậy, giữ thái độ tôn trọng này họ sẽ tạo được ấn tượng tốt, tạo thiện cảm trong mắt khách hàng.
Quản lý thời gian hiệu quả
Supervisor là người ở giữa chịu áp lực từ cấp trên và điều phối sắp xếp công việc cho cấp dưới. Với đặc thù như vậy họ phải chịu nhiều áp lực để đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ. Do đó, Supervisor phải sắp xếp thời gian thật hợp lý cho cả họ thân và nhân viên. Khi đó mọi công việc mới có thể đạt hiệu quả cao.
Công tư phân minh
Một trong những phẩm chất cần có của Supervisor chính là công tư phân minh. Chỉ vậy họ mới có thể làm đúng nhiệm vụ của mình giữ được uy tín trong mắt nhân viên. Từ đó công việc sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả cao.
Supervisor không thể khiến nhân viên nể phục nếu không làm gương cho họ. Chính vì vậy, một supervisor giỏi cần công tư phân minh, giữ tác phong chuyên nghiệp để có được sự tôn trọng của nhân viên. Cùng với đó là sự công nhận, ghi nhận từ cấp trên.
Tổng kết
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến vị trí Supervisor trong khách sạn. Được biết đến là một trong những mắt xích quan trọng cùng tạo ra sự thành công cho khách sạn. Supervisor ngày càng giữ vị trí quan trọng và được đánh giá cao. Nếu bạn đang muốn và phấn đấu để trở thành nhà giám sát trong tương lai. Hãy liên tục cập nhật và trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm để đạt được điều mình muốn. Với những chia sẻ của eziHotel, hy vọng sẽ phần nào giúp bạn hiểu và biết thêm về vị trí này nhé!
eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
Phân chia ca làm việc của nhân viên khách sạn như thế nào?
Thu thập phản hồi khách hàng giúp phát triển kinh doanh khách sạn
Tin Tức CÙNG LOẠI
Chargeback là gì? Tất tần tật về Chargeback trong khách sạn
Chargeback một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh và khách sạn. [...]
Th10
Top 5 lý do khiến du khách đặt phòng trên OTA
Trong kinh doanh khách sạn chắc hẳn ai cũng biết đến tầm quan trọng của [...]
Th10
“ Đặt phòng ngay” – khoảnh khắc tiết lộ xu hướng đặt phòng của khách du lịch
Theo một nghiên cứu mới của SHR, có đến 51,3% số người đặt phòng khách [...]
Th10
Duty Manager là gì? Khám phá công việc của Duty Manager tại khách sạn
Những bạn mới bắt đầu làm việc trong lĩnh vực khách sạn chắc hẳn đã [...]
Th10
Làm sao để tăng lượng đặt phòng và đạt được doanh thu khách sạn tốt nhất?
Trong bối cảnh ngành du lịch ngày càng phát triển, việc tăng lượng đặt phòng [...]
Th10
Chiến lược định giá phòng tối đa hóa doanh thu cho khách sạn
Giá phòng khách sạn là một yếu tố quan trọng để thu hút và tác [...]
Th9
Booking Engine là gì? Làm sao để lựa chọn Booking Engine tốt nhất cho khách sạn
Kinh doanh khách sạn luôn cần sự cập nhật và phát triển để mang lại [...]
Th9
Cập nhật 6 xu hướng marketing khách sạn nổi bật hiện nay
Xã hội phát triển, công nghệ phát triển, xu hướng marketing khách sạn cũng ngày [...]
Th9