Phân chia ca làm việc của nhân viên khách sạn như thế nào?

Với những người làm việc văn phòng thường sẽ có ca hành chính cố định cả tuần. Còn những nhân viên khách sạn nhà hàng lại được chia ca phù hợp với từng vị trí. Điều này để đảm bảo sẽ luôn có nhân viên phục vụ khách hàng dù ngày hay đêm. Vậy ca làm việc là gì? Nhân viên khách sạn sẽ được phân chia ca làm việc như thế nào? Cùng eziHotel tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ca làm việc là gì?

Ca làm việc là gì?

Ca làm việc là khoảng thời gian lao động nhất định của nhân viên trong một ngày công. Khoảng thời gian này được tính từ khi nhân viên bắt đầu vào ca nhận việc đến khi hết giờ và bàn giao lại công việc cho nhân viên ca sau. Khoảng thời gian này bao gồm cả thời gian phục vụ khách hàng và thời gian nghỉ giữa giờ. Phân chia ca làm việc của nhân viên khách sạn sẽ được thực hiện đúng theo quy định.

Theo Điều 105 BLLD năm 2019 quy định rõ về thời gian làm việc của người lao động:

  • Theo ngày: Tối đa 8 giờ một ngày
  • Theo tuần: Tối đa 10 giờ một ngày

Theo tuần hay theo ngày thì tổng thời gian làm việc của người lao động là 48 giờ một tuần

Tuy nhiên, Theo khoản 2 Điều 107 BLLD 2019, nếu người lao động đồng ý làm thêm giờ khi có yêu cầu thì ca làm việc có thể kéo dài hơn. Theo điều 60 Nghị định 145/2020, quy định giới hạn làm thêm giờ như sau:

  • Ngày làm việc bình thường: tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày
  • Làm việc bình thường theo tuần: tổng số giờ làm thêm và giờ làm việc bình thường không quá 12 giờ 1 ngày
  • Làm ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần: tổng số thời gian làm thêm không quá 12 giờ 1 ngày

Vì sao phải phân chia ca làm việc cho nhân viên?

Phân chia ca làm việc của nhân viên khách sạn để đảm bảo:

  • Đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và hiệu suất công việc. 

Một người không thể làm việc liên tục hàng chục tiếng đồng hồ trong nhiều ngày. Khi có yêu cầu tăng ca thì những ngày đó cũng sẽ không quá nhiều. Nếu cứ phải làm việc liên tục với thời gian dài sức khỏe nhân viên sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó công việc cũng không thể hoàn thành tốt cũng như đem lại chất lượng phục vụ tốt cho khách hàng.

  • Đảm bảo tiến độ công việc

Khi phân chia ca làm việc cho nhân viên như vậy cũng sẽ tránh được tình trạng thiếu người hay ùn tắc công việc. Bởi, nhân viên cũng có lúc có những việc đột xuất như ốm đau họ phải nghỉ. Khi đó nhân viên có thể thay ca cho nhau không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành khách sạn.

  • Tiết kiệm chi phí nhân sự

Trong kinh doanh khách sạn sẽ có mùa cao điểm, mùa thấp điểm. Chính vì vậy, khách sạn cần có sự phân bố hợp lý về số lượng nhân viên. Điều này vừa giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ vừa tránh tình trạng dư người thiếu việc. Tiền lương vẫn phải chi trả đủ mà thời điểm ít khách không cần nhiều nhân viên. Phân chia ca làm việc cho nhân viên cũng sẽ giảm được tình trạng này

Cách phân chia ca làm việc trong khách sạn

Khách sạn sẽ có những đặc thù riêng nên giờ làm việc cũng có những khác biệt hơn. Tuy nhiên, khách sạn vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Việc phân chia ca làm việc của nhân viên sẽ phụ thuộc vào những yếu tố. Như: thời gian mở cửa, lượng khách, khối lượng công việc, tính chất công việc của khách sạn. 

Các ca làm việc phổ biến trong khách sạn:

  • Ca hành chính: Từ 8 giờ – 17 giờ hoặc 9 giờ – 18 giờ. Đối tượng thường là: kế toán, nhân sự, kinh doanh…
  • Ca sáng, chiều, đêm: 

– Ca sáng: 6 giờ – 14 giờ

– Ca chiều: 14 giờ – 22 giờ

– Ca đêm: 22 giờ – 6 giờ sáng ngày hôm sau

  • Ca gãy: Ca gãy được hiểu là chia ca bình thường ra thành các khoảng thời gian khác nhau. Ca bình thường là 8 giờ, ca gãy sẽ là 4 + 4 nhân viên sẽ làm theo 2 khoảng thời gian trong ngày. 

Ngoài ra, với những có sở kinh doanh tư nhân quy mô quá lớn mà lượng nhân viên không nhiều. Phân chia ca làm việc cho nhân viên 10 – 12 tiếng liên tục mỗi ngày hoặc 24 tiếng liên tục và nghỉ 24 tiếng của ngày hôm sau. Tuy nhiên, việc phân ca này phải đảm bảo về số ngày nghỉ, thời gian nghỉ giữa ca và các phúc lợi cho nhân viên

Phân chia ca làm việc của nhân viên theo từng vị trí

Phân chia ca làm việc cho nhân viên theo vị trí công việc
Phân chia ca làm việc cho nhân viên theo vị trí công việc

Mỗi vị trí làm việc khác nhau với tính chất công việc khác nhau sẽ được phân chia ca làm việc một cách hợp lý nhất. Một số vị trí và cách phân chia ca làm việc để tối đa hiệu suất công việc như sau: 

Nhân viên lễ tân

Lễ tân là bộ phận cần có mặt 24/24 để đón tiếp, phục vụ khách hàng. Vì vậy, nhân viên lễ tân sẽ được phân chia ca làm việc đa dạng hơn. Thường ca của lễ tân sẽ gồm ca sáng, chiều, tối tương ứng với thời gian:

  • Ca sáng: 6 giờ – 14 giờ
  • Ca chiều: 14 giờ – 22 giờ
  • Ca tối: 22 giờ – 6 giờ sáng hôm sau

Với những khách sạn có lượng khách ít, khối lượng công việc không nhiều, dịch vụ không quá đa dạng sẽ không cần đông nhân viên. Một số cơ sở sẽ chọn tuyển nhân viên lễ tân làm liên tục 24 giờ ngày lẻ, nghỉ 24 giờ ngày chẵn và ngược lại.

Nhân viên buồng phòng

Đối với nhân viên buồng phòng thường được phân chia ca làm việc gồm ca sáng, ca chiều và ca gãy. Đối với các khách sạn lớn có thể có thêm ca tối. Thời gian làm việc theo ca như:

  • Ca sáng, chiều, đêm: đối với các khách sạn lớn phục vụ khách 24/24
  • Ca sáng: 8 giờ – 16 giờ
  • Ca gãy: 6 giờ đến 10 giờ và 14 giờ – 18 giờ

Nhân viên phục vụ nhà hàng

Tùy thuộc vào mô hình, đặc điểm kinh doanh, loại nhà hàng mà việc phân chia ca làm việc cho nhân viên phục vụ khác nhau. Tất cả đều hướng đến việc đảm bảo phục vụ khách chu đáo và toàn diện nhất. Một số cách phổ biến chia ca làm việc cho nhân viên phục vụ nhà hàng như:

  • Ca sáng: 6 giờ – 14 giờ đối với các nhà hàng chỉ phục vụ buffet sáng và trưa
  • Ca sáng – chiều
  • Ca gãy

Nhân viên bếp

Cũng giống như nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên bếp cũng sẽ được phân chia ca làm việc dựa vào đặc điểm kinh doanh của nhà hàng. Tuy nhiên, nhân viên bếp thường có thể có thời gian làm việc dài hơn. Nó sẽ kéo dài khoảng 10-12 tiếng mỗi ca. Cách chia ca phổ biến cho nhân viên bếp:

  • Ca sáng: 6 giờ  – 16 giờ hoặc 8 giờ – 18 giờ
  • Ca chiều: 12 giờ – 22 giờ
  • Ca gãy

Ca làm việc của quản lý

Đối với người giám sát, tổ trưởng sẽ có cách phân chia ca làm việc đa dạng hơn. Nó được căn cứ tùy theo khối lượng công việc, lượng khách ước tính sẽ phục vụ trong ngày. Thường sẽ là ca sáng, chiều, tối và ca gãy

Đối với cấp quản lý trở lên họ sẽ thưởng làm việc theo ca hành chính. Tuy nhiên, khi có việc đột xuất hay thiếu nhân lực họ cũng sẽ tham gia làm việc bất cứ lúc nào.

Tổng kết

Phân chia ca làm việc phù hợp theo từng vị trí, tính chất công việc sẽ giúp khách sạn nâng cao hiệu suất công việc, tối ưu quản lý nhân sự và tiết kiệm chi phí hiệu quả. Trên đây là những chia sẻ của eziHotel về ca làm việc của nhân viên trong khách sạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình làm việc của mình. 

eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!

Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms 

Để tải ứng dụng trên các nền tảng:

App Store: https://bit.ly/eziHotel-store

CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012

Email: info@vnlink.vn

Xem thêm:

6 Tips giúp lễ tân khách sạn nắm bắt tâm lý khách hàng nhanh chóng

Những tình huống nhân viên buồng buồng phòng thường gặp và cách xử lý

Tin Tức CÙNG LOẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *