Occupancy Rate là gì? 7 Tips giúp cải thiện chỉ số này hiệu quả tại khách sạn

Occupancy Rate – một chỉ số quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Nếu bạn đã, đang hay mong muốn kinh doanh khách sạn thì hãy tìm hiểu rõ về chỉ số này để có chiến lược kinh doanh tốt nhất. Vậy Occupancy Rate là gì? Làm sao để cải thiện chỉ số này cho khách sạn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Occupancy Rate là gì?

Occupancy Rate là thuật ngữ chỉ tỷ lệ sử dụng hay tỷ lệ lấp đầy phòng trong khách sạn. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ phòng được sử dụng trong một ngày hoặc một giai đoạn nhất định. Thông qua đó, nó phản ánh tình hình kinh doanh của khách sạn. Chỉ số Occupancy Rate cao có nghĩa việc bán phòng khách sạn đang hiệu quả và ngược lại.

Theo dõi và đo lường chỉ số này giúp khách sạn hiểu rõ về tình hình kinh doanh. Từ đó, khách sạn có thể đưa ra chiến lược về giá, quảng cáo, quản lý nguồn lực sao cho tối ưu lợi nhuận. 

Occupancy Rate có vai trò gì trong khách sạn

Occupancy Rate – chỉ số trực tiếp phản ánh hiệu suất kinh doanh của khách sạn. Chính vì vậy nó đóng vai trò là công cụ chiến lược rất quan trọng.

Vai trò của Occupancy Rate đối với khách sạn
Occupancy Rate có vai trò rất lớn trong phát triển kinh doanh khách sạn

Một số vai trò cụ thể như:

  • Giúp khách sạn có cái nhìn tổng thể, toàn diện về tỷ lệ lấp đầy phòng trong thời gian cụ thể. Khách sạn có thể theo dõi thường xuyên và phát hiện ra bất kỳ thay đổi nào nếu có. Từ đó, khách sạn có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh
  •  Dựa vào Occupancy Rate khách sạn có thể xem xét điều chỉnh giá cả để tối ưu doanh thu. Trong các giai đoạn nhu cầu phòng cao khách sạn có thể tăng giá để tận dụng tăng doanh thu và ngược lại.
  • Thông qua chỉ số này khách sạn sẽ có những thông tin quan trọng để xây dựng kế hoạch quảng cáo. Với giai đoạn tỷ lệ lấp đầy cao khách sạn có thể tập trung vào duy trì và tăng cường danh tiếng. Trong giai đoạn tỷ lệ lấp đầy thấp khách sạn cần tăng cường tập trung vào kích thích nhu cầu khách hàng.
  • Khi đã có chỉ số lấp đầy phòng khách sạn thể dự đoán xu hướng nhu cầu và sự biến động trong thị trường. Từ đó, có những kế hoạch chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu, thích ứng với biến động thị trường.
  • Khi Occupancy Rate tăng khách sạn càng cần duy trì chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng. Trong từng giai đoạn dựa vào chỉ số này khách sạn có thể tối ưu hóa nguồn lực để tiết kiệm chi phí.
  • Một vai trò quan trọng nữa của Occupancy Rate chính là đo lường sự cạnh tranh giữa các khách sạn trong khu vực. Dựa vào nó khách sạn có thể hiểu rõ vị thế của mình so với đối thủ. Từ đó, xây dựng những chiến lược kinh doanh, cạnh tranh hiệu quả.

Công thức tính Occupancy Rate

Là một nhà quản lý, một người kinh doanh khách sạn bạn cần biết cách tính toán và sử dụng tỷ lệ lấp đầy này. Con số này sẽ thay đổi theo thời gian (theo ngày, theo tuần, tháng, quý, năm…). 

Công thức tính Occupancy Rate khá dễ nhớ, cụ thể là:

Occupancy Rate = (Số phòng bán trong ngày/giai đoạn x 100%) / (Số phòng có khả năng đáp ứng trong ngày/giai đoạn)

Trong đó:

  • Số phòng bán trong ngày/giai đoạn thời gian nhất định được thống kê bởi bộ phận lễ tân
  • Số phòng có khả năng đáp ứng trong ngày/giai đoạn bao gồm các phòng khách sạn sẵn sàng để khách hàng sử dụng. Những phòng hỏng, đang bảo trì không phục vụ sẽ được loại bỏ.

7 Tips giúp cải thiện chỉ số Occupancy Rate hiệu quả

Bán phòng trên các kênh OTA

Các kênh OTA khách sạn có thể liên kết bán phòng
Các kênh OTA khách sạn có thể liên kết bán phòng

Với sự phát triển hiện nay các khách sạn cũng nắm bắt xu hướng, bán phòng trên các kênh OTA. Đây là một kênh bán mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh khách sạn. Khách sạn vừa có thể bán phòng vừa có thể quảng cáo marketing. Tiếp cận, đến gần với thị trường khách hàng rất lớn và tiềm năng.

Tuy khách sạn sẽ phải trả một khoản phí hoa hồng khi bán phòng tại đây. Nhưng chi phí này lại rất nhỏ khi so sánh với chi phí chạy quảng cáo. Nên đây vẫn luôn là lựa chọn rất đúng đắn và mang lại hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều kênh OTA khách sạn có thể liên kết bán phòng. Tuy nhiên, khách sạn nên tìm hiểu và lựa chọn những kênh phù hợp để tăng tỷ lệ Occupancy Rate hiệu quả nhất. 

Chiến lược giá linh hoạt

Giá cả là một trong những yếu tố hàng đầu khách hàng quan tâm khi lựa chọn địa điểm lưu trú. Chính vì vậy, khách sạn cần định giá, có chiến lược giá linh hoạt để có thể tăng tỷ lệ lấp đầy tổng thể.

Vào những mùa cao điểm hay tại địa phương tổ chức sự kiện lớn thu hút nhiều sự quan tâm cùng khách du lịch. Khi này khách sạn có thể tăng giá mà không làm giảm tỷ lệ lấp đầy phòng. Còn vào những mùa thấp điểm, lượng khách ít khách sạn có thể giảm giá hay tặng dịch vụ đi kèm, ưu đãi… Từ đó, thu hút kích thích nhu cầu khách hàng, mang về những booking. Phần nào sẽ giúp cải thiện tỷ lệ lấp đầy phòng trong khoảng thời gian này.

Tùy chỉnh các gói dịch vụ linh hoạt

Chúng ta đều biết, muốn tăng chỉ số Occupancy Rate phải tăng lượng khách đặt phòng. Để có thể thu hút khách hàng khách sạn nên điều chỉnh các gói dịch vụ một cách linh hoạt. Việc này sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. 

Bên cạnh thu hút khách hàng mới, khách sạn còn cần chú ý tập trung xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng cũ. Họ đã từng lưu trú và sử dụng các dịch vụ tại khách sạn. Khi tùy chỉnh các gói dịch vụ linh hoạt khách hàng cũ quay lại họ sẽ thấy được những điểm mới và đặc sắc tại khách sạn. Từ đó khách sạn có thể nhận được sự đánh giá cao của khách hàng. 

Chính vì vậy, việc tùy chỉnh các gói dịch vụ một cách linh hoạt rất quan trọng. Chúng không chỉ giúp khách sạn tạo ấn tượng với khách hàng mà còn giữ chân họ. Họ sẽ quay lại trong những lần tiếp theo.

Xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Các chương trình khuyến mãi giúp tăng Occupancy Rate
Các chương trình khuyến mãi giúp tăng Occupancy Rate hiệu quả

Đặc trưng của ngành dịch vụ nói chung và khách sạn nói riêng đó là tính thời vụ. Vào mùa cao điểm lượng booking rất nhiều có khi bị quá tải. Ngược lại, vào mùa thấp điểm lượng booking chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Tiêu chí thà doanh thu thấp còn hơn là không có doanh thu. Bởi vậy, vào những mùa thấp điểm khách sạn hãy tạo ra những chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn. Từ đó kích thích nhu cầu của khách hàng. 

Khách sạn có thể tung ra các chương trình giảm giá hay tặng những dịch vụ đi kèm như: miễn phí bữa sáng, tặng vé tham quan… Hoặc tạo những combo giá rẻ: phòng nghỉ + trị liệu spa, Phòng nghỉ + tour tham quan… Khi đi nghỉ dưỡng chắc chắn khách hàng cũng sẽ có nhu cầu đi tham quan, trải nghiệm. Khi có những combo như vậy khách sẽ có cảm giác họ đang vừa tiết kiệm vừa được trải nghiệm. Mọi booking trong thời điểm này đều rất quý giá và giúp khách sạn cải thiện được Occupancy Rate đáng kể.

Nâng cao chất lượng, điều chỉnh những hạn chế

Để ngày càng hấp dẫn, thu hút khách hàng khách sạn cần luôn nâng cấp đổi mới dịch vụ, tiện nghi. Cùng với đó là tạo những gói dịch vụ đặc biệt để tăng trải nghiệm, tăng giá trị cho hành trình du lịch của khách hàng. 

Không chỉ nâng cấp chất lượng dịch vụ, khách sạn còn cần tiếp thu ý kiến khách hàng để điều chỉnh những hạn chế còn tồn đọng. Những yếu tố như thái độ nhân viên, các vật chất, tiện nghi hay những phát sinh trong quá trình lưu trú. Những ý kiến của khách hàng là những thông tin, tư liệu rất quý để khách sạn cải thiện và phát triển. Cũng từ đó chỉ số Occupancy Rate tại khách sạn được cải thiện và gia tăng. 

Liên kết với các công ty, doanh nghiệp du lịch 

Không chỉ bán phòng trên các kênh OTA hay bán trực tiếp tại khách sạn. Khách sạn còn cần liên kết với các công ty, doanh nghiệp du lịch để tăng tỷ lệ Occupancy Rate. Đây là một nguồn tiêu thụ phòng rất tốt và ổn định. Tận dụng và thu hút nhóm khách hàng từ đại lý, công ty du lịch sẽ giúp khách sạn luôn có lượng booking ổn định. 

Khi liên kết với các đại lý, công ty du lịch khách sạn sẽ phải mất một khoản phí hoa hồng. Tuy nhiên, so với lượng booking ổn định thì khoản phí này sẽ không là bao. Đặc biệt, so với việc phòng khách sạn bị bỏ trống thì liên kết với công doanh nghiệp du lịch vẫn là lựa chọn sáng suốt và tuyệt vời nhất. 

Sử dụng hệ thống quản lý khách sạn PMS

Những yếu tố như vận hành khách sạn không ảnh hưởng trực tiếp đến Occupancy Rate. Nhưng nó có thể gián tiếp làm giảm tỷ lệ lấp đầy phòng. Vận hành khách sạn bằng cách truyền thống sẽ mất nhiều thời gian, nhiều công đoạn không được tối ưu. Ví dụ như nhân viên sẽ phải mất nhiều thời gian để trả lời tin nhắn chăm sóc khách hàng cũ. Từ đó hiệu suất công việc sẽ giảm. 

Khi khách sạn chuyển sang sử dụng hệ thống lý khách sạn PMS mọi công việc sẽ được tối ưu hơn rất nhiều. Ví dụ như: trả lời tin nhắn tự động, đồng bộ giá booking lên các kênh OTA, đóng mở phòng tự động…  

Nếu khách sạn đang phân vân chưa biết sử dụng phần mềm nào, hãy tham khảo eziHotel. eziHotel có tích hợp đầy đủ các tính năng để vận hành và phát triển kinh doanh khách sạn hiệu quả. 

Tổng kết

Trên đây là tất cả thông tin về Occupancy Rate mà eziHotel mang đến cho khách sạn của bạn. Những tips này không chỉ giúp tăng tỷ lệ lấp đầy phòng mà còn giúp cải thiện hiệu suất và lợi nhuận cho khách sạn. Hãy tham khảo và thực hiện để nâng cao tỷ lệ lấp đầy phòng và phát triển kinh doanh khách sạn hiệu quả.

eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!

Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms 

Để tải ứng dụng trên các nền tảng:

App Store: https://bit.ly/eziHotel-store

CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012

Email: info@vnlink.vn

Xem thêm:

5 Tips để khách sạn nhận được đánh giá tích cực từ khách hàng

Chỉ số ADR là gì? 5 phương pháp giúp tăng ADR hiệu quả cho khách sạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *