Close out là gì? Thời điểm thích hợp để close out phòng khách sạn

Nếu bạn là một nhân viên đã có nhiều năm làm việc trong ngành khách sạn thì chắc hẳn thuật ngữ “close out” đã quá quen thuộc. Còn với những bạn sinh viên mới ra trường, những bạn nhân viên vừa bước chân vào nghề liệu có hiểu về cụm từ này không?  Nếu cũng đang thắc mắc và chưa hiểu hết về nó, eziHotel sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.

Close out phòng khách sạn

Close out là gì?

“Close out” dịch theo nghĩa tiếng Anh thông thường sẽ là đóng lại, kết thúc một điều gì đó hay ngừng lại một việc làm nào đó. Khi đặt vào ngữ cảnh khách sạn, close out là thuật ngữ chuyên ngành để chỉ khách sạn ngừng bán, tiếp nhận khách một hạng phòng nào đó. Hạng phòng đó sẽ tạm ngưng, không chấp nhận các booking nữa với nhiều lý do khác nhau. 

Mục đích chính khi khách sạn sử dụng close out là để đảm bảo sự phù hợp đối với thị trường hoặc thực hiện chiến lược phát triển mà khách sạn đang hướng tới. Đây cũng được coi như một chiến lược phát triển kinh doanh gia tăng doanh thu cho khách sạn hiệu quả.

Vì sao cần close out phòng trong khách sạn

Không phải đóng phòng, ngừng nhận khách vì phòng không đảm bảo chất lượng hay cơ sở vật chất xuống cấp. Close out cũng là ngừng bán phòng nhưng lại giúp khách sạn kinh doanh tốt hơn, tăng doanh thu hiệu quả hơn. Đây được xem như một chiến lược kinh doanh chớp thời cơ, linh hoạt. Nó phản ánh sự thích ứng với thị trường vào từng thời điểm của khách sạn.

Mặt khác, việc áp dụng chiến lược kinh doanh với hình thức close out chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó phòng, hạng phòng trước đó sẽ được mở tiếp tục nhận khách. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến ngân sách chi trả cho việc sửa chữa và nâng cấp nếu phòng gặp vấn đề nào đó.

Thời điểm thích hợp để close out phòng khách sạn

Close out vào thời điểm nào thì hợp lý

Thường vào mùa cao điểm trong năm như mùa du lịch, các dịp lễ hội lớn, các sự kiện quan trọng với quy mô lớn các khách sạn sẽ áp dụng chiến lược close out. Khi này, khách sạn sẽ tạm đóng, ngừng bán các hạng phòng có mức giá thấp. Tập trung bán phòng với phân khúc giá cao hơn. Mục đích chính là thúc đẩy mạnh doanh số và tăng doanh thu.

Việc làm này cũng mang lại nhiều thắc mắc rằng tại sao những phòng đó không có vấn đề gì, tại sao không mở bán để khách hàng có đa dạng sự lựa chọn. Khi đã kinh doanh khách hàng chính là đối tượng cần nghiên cứu chỉ khi hiểu họ mới có thể làm họ hài lòng. Tâm lý của khách hàng là luôn ưu tiên những lựa chọn giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Hiểu được điều đó kết hợp với sự nhạy bén của mình. Các nhà quản trị kinh doanh đã đánh giá thị trường dự đoán và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Chớp lấy thời cơ này thay vì bán tất cả các phòng thì sẽ đóng các phòng giá thấp đẩy bán phòng giá cao để tăng doanh thu.

Ngày thường và mùa cao điểm

Có thể thấy vào các ngày thường khách hàng sẽ ít lựa chọn các phòng VIP hay các phòng có giá cao. Hầu hết mọi người thuê phòng chỉ là cần một nơi để nghỉ ngơi qua đêm và không yêu cầu quá cao về chất lượng phòng. Khi phải ở lại lâu, chi phí phòng phải bỏ ra cũng rất lớn nên họ thường chọn các phòng tầm trung. Còn vào những mùa du lịch, lễ hội lượng khách sẽ tăng cao họ sẵn sàng chi trả thêm chi phí để thuê phòng trong khi rất nhiều khách sạn đang hết phòng. Lúc này khả năng bán các phòng với mức giá cao sẽ tăng lên rất nhiều từ đó doanh thu cũng tăng mạnh. Close out các hạng phòng giá thấp sẽ đẩy bán được nhiều phòng giá cao hơn.

Một số hạng phòng trong khách sạn 

Phòng Standard (STD)

Đây là hạng phòng tiêu chuẩn trong khách sạn. Hạng phòng này có điều kiện ở mức thấp nhất trong khách sạn. Diện tích nhỏ nhất, điều kiện vật chất, dịch vụ thấp thường nằm ở tầng thấp không có view, nếu có cũng không đẹp. Thế nên, hạng phòng này cũng có mức giá rẻ nhất tại khách sạn

Phòng Superior (SUP)

Superior là hạng phòng cao cấp hơn Standard. Diện tích phòng khoảng 20m2 với cơ sở vật chất cao hơn Standard. Nó sẽ nằm ở tầng trên trên sẽ có lợi thế về tầm nhìn, view sẽ đẹp hơn. Với những dịch vụ, trang thiết bị tốt hơn giá thành Superior cũng sẽ cao hơn so với Standard

Phòng Deluxe(DLX)

Hạng phòng này sẽ được đặt ở tầm cao có view đẹp, tầm nhìn rộng. Diện tích phòng cũng rộng hơn rất nhiều với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Tương ứng với chất lượng tuyệt vời ấy là giá phòng sẽ khá cao.

Phòng Suite (SUT)

Đây chính là hạng phòng cao cấp và sang trọng nhất tại khách sạn. Nó sẽ được đặt tại tầng cao nhất với tầm nhìn rộng và view đẹp nhất. Tùy vào quy mô khách sạn diện tích của phòng sẽ dao động từ 60-120m2. Tại đây mọi cơ sở vật chất, dịch vụ chất lượng đều đạt ở mức cao cấp nhất và sự chăm sóc đặc biệt, chuyên nghiệp nhất. 

Khách sạn nên close out hạng phòng nào?

Nên close out hạng phòng nào?
Nên close out hạng phòng nào?

Căn cứ vào thị trường, các khách sạn sẽ thường áp dụng close out cho các hạng phòng như Standard và Superior. Đây là những hạng phòng thường có mức giá thấp nhất trong giá các phòng tại khách sạn. Chính vì vậy doanh thu từ chúng cũng không đáng kể so với các hạng phòng cao cấp khác trong khách sạn. 

Với sự phân chia rõ ràng các hạng phòng như ở trên các nhà quản lý có thể dễ dàng đưa ra hạng phòng nên close out. Vào mùa cao điểm khi các hạng phòng Standard và Superior tạm đóng thì Deluxe và Suite sẽ được đẩy mạnh để tăng doanh thu.

Chưa hết, khi tập trung vào bán các hạng phòng cao cấp cũng là cách để khách hàng thấy được sự chăm sóc và nâng cao trải nghiệm tại khách sạn. Khi đi du lịch khách hàng thường mong muốn có những trải nghiệm đẳng cấp và thật tuyệt vời. Chính vì vậy tập trung bán các hạng phòng cao cấp cũng giúp khách sạn tạo ấn tượng tích cực với khách hàng. Khả năng họ quay trở lại trong tương lai từ đó cũng sẽ gia tăng. 

Tuy nhiên việc làm này cũng cần sự linh hoạt. Trong một số trường hợp đặc biệt khi khách sạn muốn mở rộng tệp khách hàng thì bán hạng phòng giá rẻ sẽ mang lại hiệu quả. Các hạng phòng giá rẻ sẽ thu hút các khách hàng có ngân sách hạn chế hoặc các nhóm du lịch lớn muốn tiết kiệm chi phí. 

Tổng kết

Có thể thấy close out là một chiến lược kinh doanh thông minh, chớp thời cơ để tăng doanh thu hiệu quả. Qua bài viết này eziHotel hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về close out trong khách sạn. Hãy theo dõi mình để biết thêm thật nhiều thông tin, kiến thức khác về ngành khách sạn và quản lý khách sạn nhé!

eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!

Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms 

Để tải ứng dụng trên các nền tảng:

App Store: https://bit.ly/eziHotel-store

CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012

Email: info@vnlink.vn

Xem thêm:

3 Tips giúp khách sạn tối đa hóa hiển thị trên Google

RevPAR là gì? 8 phương pháp hiệu quả để tăng RevPAR cho khách sạn của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *