BOH là gì? 9 Vị trí quan trọng thuộc BOH trong khách sạn

Mặc dù không phải bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng BOH lại đóng vai trò rất quan trọng trong khách sạn. Vậy BOH là gì? Nó giữ vai trò gì trong hoạt động kinh doanh khách sạn? Những vị trí nào thuộc về BOH? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

BOH tại khách sạn là gì?

BOH là gì?

BOH là viết tắt của Back Of House có nghĩa là hậu sảnh. Đây là bộ phận đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau hỗ trợ cho tiền sảnh khách sạn. Đặc biệt, BOH sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu khách sạn. Các nhân viên vị trí thuộc bộ phận này sẽ không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ làm việc ở các khu tách biệt, được xem là đội ngũ hậu cần đảm bảo hoạt động khách sạn diễn ra suôn sẻ. 

Những vị trí công việc thuộc bộ phận BOH: Tài chính – kế toán, nhân sự, kỹ thuật, sale – marketing, quản lý kho, bếp trưởng, bếp phó,…

BOH quan trọng như thế nào trong khách sạn

Dù không trực tiếp tạo ra doanh thu cho khách sạn nhưng BOH lại đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tại khách sạn:

– Dù không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhưng BOH mang nhiệm vụ trung tâm đảm bảo mọi hoạt động của khách sạn – nhà hàng diễn ra trơn tru thuận lợi. 

– Sale – Marketing có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quảng bá, thu hút khách hàng

– Các vị trí như bếp, giặt là, phòng kinh doanh marketing, kỹ thuật… khách hàng sẽ ít nhìn thấy. Tuy nhiên nếu các vị trí này vận hành tốt, mang đến những trải nghiệm dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Chắc chắn doanh số tại nhà hàng – khách sạn sẽ tăng cao.

– Trong BOH có nhiều trị ví làm việc khác nhau, mỗi nhân viên đều được phân công nhiệm vụ cụ thể và công bằng. Hậu sảnh hoạt động tốt, mỗi vị trí làm việc trơn tru thì khách sạn vận hành cũng sẽ thuận lợi. Từng nhân viên BOH cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của khách sạn. 

9 Vị trí quan trọng thuộc BOH trong khách sạn

9 Vị trí thuộc BOH tại khách sạn

Tài chính – Kế toán

Tài chính – kế toán là vị trí quan trọng không thể thiếu trong khách sạn và thuộc BOH. Nhân viên bộ phận sẽ đảm nhận những công việc liên quan đến tài chính, tìm các nguồn đầu tư để phát triển khách sạn. Chi tiết các công việc như:

– Tổng hợp tất cả các chi phí cho hoạt động kinh doanh của khách sạn, nhà hàng

– Kiểm kê, rà soát các loại hóa đơn, chứng từ trong khách sạn

– Tính toán, thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận trong khách sạn, nhà hàng rồi báo cáo cho cấp trên

– Lập báo cáo tài chính định kỳ theo quy định

– Xây dựng kế hoạch cân đối tài chính theo tháng, quý, năm

– Tổng hợp phân tích thông tin, dự báo biến động tài chính và báo cáo cho ban lãnh đạo

Nhân sự

Bộ phận nhân sự thuộc BOH sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nhân viên – nhân sự trong khách sạn, nhà hàng. Các nhiệm vụ cụ thể như:

– Xây dựng nội quy, văn hóa trong môi trường làm việc. Phổ biến và áp dụng cho toàn thể nhân viên trong khách sạn, nhà hàng

– Xây dựng kế hoạch quản lý nhân sự trong khách sạn, nhà hàng

– Thực hiện công việc tuyển dụng nhân sự mới khi khách sạn hay nhà hàng thiếu nhân viên

– Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, phúc lợi của nhân viên

– Tính lương, thưởng, phụ cấp… cho nhân viên các bộ phận trong khách sạn, nhà hàng

Kỹ thuật – Bảo trì

Bộ phận kỹ thuật – bảo trì thuộc BOH có vai trò đảm bảo cơ sở vật chất, các trang thiết bị trong khách sạn, nhà hàng luôn hoạt động tốt và an toàn. Bên cạnh đó giúp khách sạn tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro phát sinh. Công việc cụ thể của bộ phận này:

– Kiểm tra định kỳ theo ngày, tháng, quý tất cả các máy móc, thiết bị tại các phòng, các khu vực trong khách sạn, nhà hàng.

– Đưa ra kế hoạch, phương án bảo trì, bảo quản các máy móc, thiết bị phù hợp

– Ghi chú lại tất cả thông tin về tình trạng hoạt động của máy móc để nhân viên trong ca tiện theo dõi, quản lý

– Lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo hành toàn bộ các thiết bị, máy móc trong khoảng thời gian nhất định

– Khi có sự cố gì liên quan đến linh kiện máy móc, nhân viên sẽ liên hệ hoặc lên lịch sử chữa nhanh chóng, kịp thời

Bộ phận dọn phòng

Nhân viên bộ phận dọn phòng thuộc BOH sẽ có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh các phòng trong khách sạn. Kiểm tra phòng trước khi ra vào. Công việc cụ thể của bộ phận dọn phòng như:

– Kiểm tra tắt hệ thống thiết bị điện, điều hòa, kéo rèm cửa sổ thông gió sau khi dọn dẹp

– Lau dọn toàn bộ bàn, rửa ly, dọn rác, nhà vệ sinh, kệ tivi, bàn ghế,…

– Thay dọn chăn ga, khăn trải giường cũ và thay mới

– Hút bụi, lau sàn đảm bảo không còn bụi bẩn khi khách vào sử dụng

– Dọn dẹp vệ sinh nhà tắm, thay mới các đồ dùng cá nhân của khách hàng như: khăn tắm, bàn chải, dao cạo râu…

– Trong quá trình làm việc nếu phát hiện thấy các đồ vật khách bỏ quên cần thực hiện các thủ tục để gửi đồ vật đó lại bộ phận Lost and Found để trả lại cho khách hàng.

Bộ phận Sale – Marketing

Sale – Marketing một bộ phận rất quan trọng khó có thể thiếu trong khách sạn và thuộc BOH. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm xây dựng, lên kế hoạch và thực hiện các chương trình quảng bá thương hiệu hay dịch vụ của khách sạn. Một số công việc cụ thể:

– Thực hiện nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh 

– Xây dựng các kế hoạch, chiến lược quảng bá thương hiệu, dịch vụ của khách sạn

– Tạo ra các kế hoạch chương trình khuyến mãi, quà tặng, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo…

– Xây dựng và phát triển hệ thống website với hình ảnh, nội dung, dịch vụ hấp dẫn tại khách sạn. Thu hút khách hàng truy cập, theo dõi và đặt phòng

– Quản lý, cập nhật tin tức, giải đáp các thắc mắc, chăm sóc khách hàng trên các trang mạng xã hội.

Quản lý kho

Bộ phận quản lý kho sẽ có trách nhiệm kiểm soát số lượng hàng hóa xuất nhập hàng ngày. Sắp xếp hàng hóa trong kho gọn gàng, ngăn nắp. Đây là bộ phận đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động quản lý hàng hóa tại khách sạn thuộc BOH. Các công việc cụ thể như:

– Quản lý, hướng dẫn nhân viên bốc dỡ mang hàng hóa xếp vào kho đảm bảo đúng vị trí quy định

– Kiểm tra số lượng hàng hóa và lưu trữ thông tin vào hệ thống quản lý kho của khách sạn.

– Quản lý và theo dõi quá trình xuất nhập tồn hàng hóa trong kho hàng ngày. Báo cáo cho cấp trên nếu phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào

– Thực hiện thủ tục nhập kho, theo dõi quá trình nhập hàng. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật để kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa.

– Sắp xếp, bảo quản hàng hóa theo đúng vị trí và quy định, sử dụng sơ đồ kho để kiểm soát, quản lý dễ dàng

– Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, khi có sự cố xảy ra kịp thời báo cáo với cấp trên. 

Trưởng bộ phận bếp

Trưởng bộ phận bếp là vị trí đứng đầu quản lý và chỉ đạo tất cả hoạt động trong bếp. Đây cũng là một vị trí thuộc BOH trong khách sạn. Công việc cụ thể như:

– Xây dựng, thiết kế thực đơn theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra chất lượng món ăn trước khi phục vụ.

– Quản lý hoạt động nhập khẩu thiết bị, hàng hóa vào bếp.

– Quản lý, phân công công việc cho nhân viên trong bếp. Đảm bảo mỗi nhân viên đảm nhận công việc phù hợp, rõ ràng và công bằng.

– Tuyển dụng, hướng dẫn đào tạo và đánh giá chất lượng làm việc của nhân viên bếp

Bếp trưởng

Bếp trưởng là một vị trí thuộc BOH, đây đầu bếp chính trong nhà hàng khách sạn. Họ sẽ giám sát, chỉ đạo đội ngũ đầu bếp thực hiện các món ăn cho khách hàng. Cụ thể như:

– Thực hiện hướng dẫn nhân viên bếp chuẩn bị, chế biến các món ăn

– Phân công công việc cho từng bộ phận, nhân viên khu vực khác nhau trong bếp

– Kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm, hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

– Quản lý nhân sự bếp

Bếp phó

Đối với nhà hàng lớn tại khách sạn thường có thêm vị trí bếp phó. Bếp phó sẽ trợ giúp cho bếp trưởng trong việc quản lý giám sát quy trình, hoạt động làm việc của nhân viên bếp. Cụ thể như:

– Giám sát quy trình làm việc của các nhân viên trong bếp

– Có trách nhiệm chuẩn bị các món ăn chất lượng trong thời gian nhanh nhất

– Phối hợp với các nhân viên có khả năng để lên thực đơn cho khách hàng

– Tuyển dụng và đào tạo nhân sự, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bếp. 

Tổng kết

Có thể thấy BOH là một phần không thể thiếu trong kinh doanh và vận hành khách sạn. Tuy chỉ đứng phía sau, không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng bộ phận này lại đóng vai trò rất quan trọng. Đảm bảo cho mọi hoạt động của khách sạn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Góp phần không nhỏ vào việc phát triển và tăng doanh thu cho khách sạn. Với những thông tin eziHotel chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về BOH và thấy được tầm quan trọng của nó trong khách sạn.

eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!

Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms 

Để tải ứng dụng trên các nền tảng:

App Store: https://bit.ly/eziHotel-store

CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012

Email: info@vnlink.vn

Xem thêm:

RGI là gì? Cách để cải thiện chỉ số RGI trong kinh doanh khách sạn

Deposit là gì? Những điều cần biết về deposit trong khách sạn

 

Tin Tức CÙNG LOẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *