Blackout Dates có lẽ là một thuật ngữ mới lạ đối với nhiều người. Vậy Blackout Dates là gì? Nó hoạt động như thế nào và mang lại lợi ích gì đối với kinh doanh khách sạn? Nếu bạn đang làm việc trong ngành khách sạn thì không nên bỏ qua, hãy tìm hiểu về thuật ngữ này. Dưới đây eziHotel sẽ cung cấp tất cả thông tin về thuật ngữ này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Blackout Dates là gì?
Blackout Dates hay “ngày mất điện” là một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong ngành dịch vụ du lịch và khách sạn. Nói một cách dễ hiểu đây là những ngày khách sạn, cơ sở lưu trú sẽ không nhận đặt phòng và dùng khách sạn thực hiện các mục đích cá nhân. Ví dụ như: cho gia đình, bạn bè, người thân nghỉ dưỡng miễn phí; dọn dẹp, sửa chữa, tân trang cơ sở vật chất…
Ngoài ra, tại một số quốc gia khác, blackout dates là những ngày các ưu đãi, giảm giá hay chính sách đặc quyền không có hiệu lực. Thường sẽ là những ngày lễ lớn, sự kiện lớn, kỳ nghỉ hay mùa cao điểm do nhu cầu đặt phòng cao. Khi đó khách sạn hạn chế các ưu đãi, giảm giá để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.
Những lợi ích Blackout Dates mang đến cho khách sạn
Từ cách hiểu của blackout dates ở trên có lẽ mọi người sẽ không thấy những lợi ích nó mang đến cho khách sạn, cơ sở lưu trú. Bởi việc ngưng bán phòng dù chỉ 1-2 ngày cũng đã không có doanh thu thậm chí là lỗ do một số hoạt động tại khách sạn vẫn đang vận hành. Đặc biệt khi áp dụng blackout dates trên các kênh OTA thì sẽ có khả năng ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tìm kiếm của khách sạn. Thời gian dài ảnh hưởng sẽ càng nhiều cả về hiển thị lẫn doanh thu.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian vận hành và hoạt động dài các khách sạn cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi và tân trang lại cơ sở vật chất. Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng cũng như thú hút nguồn khách hàng tiềm năng mới.
Bên cạnh đó, khi hiểu nó với ý nghĩa thứ hai là cắt đi những ưu đãi, giảm giá hay chính sách khuyến mãi thì nó lại mang lại lợi ích to lớn cho khách sạn. Vào những thời điểm lượng nhu cầu đặt phòng tăng cao dễ xảy ra tình trạng quá tải. Khi áp dụng chính sách blackout dates khách sạn không chỉ giữ được mức giá ổn định thậm chí là cao hơn bình thường và kiểm soát được sức chứa của khách sạn. Từ đó tối đa hóa doanh thu cũng như đảm bảo chất lượng phục vụ với số lượng khách lớn.
Nên áp dụng Blackout Dates vào thời điểm nào?
Để đạt được hiệu quả, nhận được những lợi ích như mong muốn khách sạn nên nghiên cứu để lựa chọn đúng thời điểm thực hiện blackout dates. Lựa chọn khoảng thời gian áp dụng “ngày cúp điện” chính xác cần đảm bảo nó không trùng lặp với nhu cầu đặt phòng của nhóm khách hàng tiềm năng. Một cách dễ hiểu hơn nên thực hiện blackout dates vào những ngày ít phòng được bán hoặc thời gian không có khách.
Khoảng thời gian hợp lý nhất là vào thời kỳ thấp điểm du lịch hoặc giữa tuần. Khách sạn cần nghiên cứu dựa trên những thời điểm trước đó để xác định sao cho chính xác nhất.
Mặt khác, đối với blackout dates mang nghĩa thứ hai thì khoảng thời gian hợp lý chính là mùa cao điểm, những dịp lễ hội, sự kiện lớn… Chỉ vào những ngày khách hàng có nhu cầu đặt phòng cao khách sạn không áp dụng ưu đãi, khuyến mãi thì mới có thể kiểm soát được mức giá và sức chứa hiệu quả nhất. Mục đích cuối cùng vẫn là tối ưu công suất phòng và tối đa hóa doanh thu cho khách sạn.
Mỗi khách sạn khi hoạt động hay đề ra một chính sách nào ví dụ như “ngày cúp điện” cần xác định rõ ý nghĩa, cách hoạt động của nó. Để từ đó nghiên cứu và lựa chọn thời gian thực hiện sao cho phù hợp và chính xác.
Những ngày Blackout Dates phổ biến
Ngày Lễ Tết
Với các quốc gia châu Á như Việt Nam dịp nghỉ lễ Tết là thời điểm đặc biệt quan trọng, mọi người thường có xu hướng trở về quê thăm người thân đón năm mới cùng gia đình. Trong những năm gần đây nhiều người lại có xu hướng đi du lịch vào dịp nghỉ lễ này. Với không khí lễ hội các khu vực du lịch cũng trở nên sôi động và đông đúc hơn.
Trong thời điểm này, nhu cầu đặt phòng khách sạn tăng, có rất nhiều du khách nước ngoài muốn trải nghiệm không khí lễ hội đặc trưng này. Lúc này, nhiều khách sạn sẽ áp dụng chính sách blackout dates để tối ưu lợi nhuận và duy trì sự ổn định sức chứa. Khi áp dụng chính sách này khách sạn có thể duy trì giá phòng ổn định, thậm chí là tăng lên do nhu cầu lớn.
Lễ Quốc khánh hay Độc lập
Với những sự kiện lớn quan trọng của quốc gia như vậy thường sẽ thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách và cộng đồng. Cùng với ngày lễ này thường sẽ các hoạt động, sự kiện, lễ hội… đi kèm làm tăng nhu cầu lưu trú tại khu vực đó. Đây cũng là thời điểm thích hợp để khách sạn áp dụng chính sách blackout dates. Những ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi sẽ dừng hoạt động thay vào đó là sự ổn định giá hoặc tăng giá phòng, giúp khách sạn tối ưu lợi nhuận.
Kỳ nghỉ hè
Kỳ nghỉ hè học sinh, sinh viên được nghỉ học, thời điểm hợp lý nhất để gia đình đi du lịch, nghỉ ngơi thăm thú. Chính vì vậy, đây là khoảng thời gian nhu cầu đặt phòng và sử dụng dịch vụ tại khách sạn tăng mạnh mẽ. Chính sách blackout dates được áp dụng nhiều nhất trong thời điểm này. Khách sạn dừng các ưu đãi, duy trì giá bán phòng ở mức cao và kiểm soát công suất phòng để đáp ứng nhu cầu tăng cao.
Áp dụng “ngày mất điện” trong kỳ nghỉ hè không chỉ giúp khách sạn tránh thì trạng quá tải mà còn tối ưu doanh thu và đảm bảo khách hàng được phục vụ một cách chất lượng nhất. Bên cạnh đó, khi kiểm soát được công suất phòng khách sạn cũng có thể quản lý nhân sự và nguồn lực linh hoạt, tránh tình trạng quá tải mang lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng.
Các sự kiện lớn tại địa phương
Khi địa phương có các sự kiện lớn như lễ hội, triển lãm, sự kiện thể thao, sự kiện âm nhạc… sẽ thu hút đông đảo du khách, nhu cầu về lưu trú cũng từ đó mà tăng cao. Áp dụng blackout dates trong thời điểm này sẽ giúp khách sạn tận dụng tối đa số lượng booking. Tạm dừng các chương trình ưu đãi, giảm giá và giữ mức giá ổn định, cao hơn tối đa hóa doanh thu hiệu quả.
Mùa cao điểm
Vào những địa điểm phát triển mạnh về du lịch thường sẽ có một khoảng thời gian cụ thể trong năm du khách đến thăm thú, nghỉ dưỡng. Từ đó lượng đặt phòng lưu trú cũng tăng mạnh. Với sự tăng cao nhu cầu đặt phòng nhiều khách sạn sẽ áp dụng blackout dates để kiểm soát sức chứa và giá phòng. Cũng nhờ vào đó khách sạn có thể tận dụng tối đa nhu cầu tăng mạnh này để tối đa hóa doanh thu.
Có nên áp dụng Blackout Dates trong kinh doanh khách sạn không?
Mỗi khách sạn, mỗi cơ sở lưu trú sẽ có một cách vận hành và chính sách hoạt động khác nhau. Không phải khách sạn nào cũng nên hay muốn áp dụng chính sách này. Chính vì vậy việc có áp dụng blackout dates hay không còn phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển của khách sạn. Bên cạnh đó, khách sạn cần phải cân nhắc, xem xét dựa trên nhu cầu của khách hàng tiềm năng, sự linh hoạt trong việc bán phòng. Căn cứ vào tất cả để có thể đưa ra quyết định phù hợp và chính xác nhất.
Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin về “blackout dates” trong kinh doanh khách sạn, cơ sở lưu trú. Hy vọng với những chia sẻ này của eziHotel sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này. Cũng như có thêm thông tin liên quan để xem xét có áp dụng chính sách này cho khách sạn của mình hay không. Hãy tiếp tục theo dõi eziHotel để cập nhật những thông tin về khách sạn, kinh doanh khách sạn và du lịch nhé!
eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
Phần mềm quản lý khách sạn eziHotel – Giải pháp toàn diện cho ngành khách sạn
Định giá phòng động là gì? Tất tần tật về giá phòng động trong kinh doanh khách sạn
Tin Tức CÙNG LOẠI
Blackout Dates là gì? Tìm hiểu về Blackout Dates trong kinh doanh khách sạn
Blackout Dates có lẽ là một thuật ngữ mới lạ đối với nhiều người. Vậy [...]
Th12
4 Lỗi trong quản lý doanh thu mà phần lớn các khách sạn mắc phải
Xã hội đã phát triển đến thời đại công nghệ số nhưng nhiều khách sạn [...]
Th12
Khó khăn trong quản lý khách sạn và giải pháp tối ưu hóa hoạt động
Quản lý khách sạn theo kiểu truyền thống gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian, [...]
Th12
6 Tips giúp khách sạn cải thiện thứ hạng trên OTA hiệu quả
Bán phòng thông qua các kênh OTA đã dần trở nên quen thuộc, là xu [...]
Th12
Những tác động của đánh giá trực tuyến đối với kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ đặc thù, những ý kiến đánh [...]
Th11
Ngành du lịch hòa nhịp cùng làn sóng thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Visa, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang làm thay đổi phương thức thanh [...]
Th11
Top 6 kênh marketing khách sạn hiệu quả nhất hiện nay
Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh khách sạn. Thông qua [...]
Th11
Định giá phòng động là gì? Tất tần tật về giá phòng động trong kinh doanh khách sạn
Trong thị trường kinh doanh sẽ luôn có sự biến động, đặc biệt là kinh [...]
Th11