Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công của khách sạn. Chính vì vậy, khách sạn cần tìm mọi cách để cải thiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Việc thu thập và khai thác dữ liệu khách đặt phòng là việc làm cần thiết giúp khách sạn hiểu và có chiến lược nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Bài viết dưới đây eziHotel sẽ chia sẻ cho bạn 7 cách tối ưu dữ liệu khách đặt phòng để tăng doanh thu cho khách sạn.
Những dữ liệu khách đặt phòng khách sạn nên thu thập
Thông tin liên hệ
Những thông tin đầu tiên cần thu thập của khách đặt phòng chính là thông tin liên hệ của họ. Bao gồm: họ tên, số điện thoại, email… để khách sạn có thể liên lạc trước, trong và sau khi khách ở tại khách sạn. Bằng những thông tin này khách sạn có thể thực hiện chiến lược tiếp thị lại. Từ đó khuyến khích khách đặt phòng trực tiếp trên website khách sạn thông qua các bên trung gian. Dữ liệu này cũng là nền tảng để lọc, phân loại khách hàng thành các nhóm: khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết, cơ hội bán hàng… cho khách sạn.
Nhân khẩu học
Nhân khẩu học trong dữ liệu khách đặt phòng bao gồm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp… Từ những thông tin này khách sạn có thể điều chỉnh các dịch vụ, tiện ích để phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng nhóm đối tượng.
Một số ví dụ như: Với những khách doanh nhân khách sạn có thể tạo các gói giá hay cho phép nhận phòng sớm, nâng cấp hạng phòng miễn phí. Còn với khách là học sinh sinh viên khách sạn có thể xây dựng những combo du lịch phòng + vé vui chơi, vé tham quan… Nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực và sự thoải mái cho khách hàng.
Sở thích
Thu thập để biết được sở thích của khách hàng. Từ đó khách sạn có thể dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm của họ. Mang lại hiệu quả cao nhất trong việc gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Một vài ví dụ như:
- Khách hàng có muốn có một giấc ngủ yên tĩnh, không gian ấm cúng. Khách sạn có thể đảm bảo chọn và xếp phòng đúng theo những tiêu chí đó trong lần họ đặt phòng kế tiếp.
- Khách hàng có sở thích uống rượu vang. Khách sạn có thể chuẩn bị sẵn và mời ngay khi họ vừa mới đến như một món quà miễn phí. Hoặc có thể bán thêm rượu vang nếu họ có nhu cầu.
Dữ liệu liên quan đến lượt đặt phòng
Những dữ liệu liên quan đến lượt đặt phòng bao gồm: nhu cầu về phòng, mục đích chuyến đi (công tác, du lịch, nghỉ dưỡng…). Từ những dữ liệu khách đặt phòng khách sạn có thể điều chỉnh, cung cấp các tiện ích, dịch vụ sao cho phù hợp với khách đặt phòng.
Ví dụ như:
- Với khách đặt phòng là doanh nhân đi công tác, quy trình check-in cần được chuyên nghiệp, phòng nghỉ yên tĩnh, tốc độ truy cập internet cần ổn định và cao hơn.
- Đối với khách du lịch họ sẽ mong muốn một giấc ngủ thoải mái, giá cả phải chăng, có thêm các dịch vụ ăn uống hay giặt là tại khách sạn.
Thông tin tương tác
Các thông tin tương tác với khách sạn từ khách hàng là những thông tin quan trọng để khách sạn tối ưu marketing và đặt phòng. Những thông tin này bao gồm: lượt mở email marketing, các trang mạng xã hội,… Từ những thông tin này giúp khách sạn xác định đúng kênh liên lạc mà khách hàng lựa chọn. Có thể là email, số điện thoại, tin nhắn SMS hay fanpage… Qua đó để có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
7 cách dùng dữ liệu khách đặt phòng tăng doanh thu khách sạn
Marketing theo cá nhân hóa
Khi có dữ liệu khách đặt phòng khách sạn có thể thực hiện marketing theo cá nhân hóa. Điều này cho phép khách sạn điều chỉnh từ thông điệp hay dịch vụ theo nhu cầu, sở thích của từng khách hàng. Điều này sẽ tạo nên những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn. Từ đó cải thiện và nâng cao lòng trung thành của khách hàng và doanh thu cho khách sạn.
Từ dữ liệu của khách hàng, khách sạn có thể thực hiện một chiến lược marketing theo cá nhân hóa nữa đó là marketing email.
Ví dụ như: Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ spa, gym… khách sạn có thể gửi email cho họ về chương trình giảm giá dịch vụ đó trong lần đặt phòng tiếp theo. Hay khách hàng hào hứng với tiện ích nâng cấp phòng miễn phí. khách sạn có thể gửi email cung cấp dịch vụ đó trong lần khách đặt phòng kế tiếp. Đối với các nhóm khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau khách sạn có thể phân loại và gửi email riêng cho từng nhóm. Những email marketing này sẽ hỗ trợ khách sạn upsell, thu hút khách đặt phòng nhưng lần tiếp theo.
Upselling và Cross-selling
Upselling và Cross-selling là 2 chiến lược giúp cải thiện doanh thu vì vậy nó rất quan trọng. Thực hiện 2 chiến lược này sẽ khuyến khích khách đặt phòng tăng chi tiêu và cải thiện sự hài lòng khi họ trải nghiệm. Tất cả dẫn đến mục đích cuối cùng là tăng doanh thu cho khách sạn.
Thông qua những dữ liệu khách đặt phòng đã thu thập được khách sạn có thể xác định nhóm khách hàng có khả năng chi tiêu. Những khách hàng nào quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị sao cho thật phù hợp.
Ví dụ:
- Với những khách đã từng đặt phòng, khách sạn có thể đề xuất, cung cấp tiện ích nâng hạng phòng hoặc gợi ý cho khách những phòng có view đẹp.
- Từ dữ liệu khách đặt phòng như sở thích, nhu cầu cụ thể của khách hàng: muốn có tiệm spa, phòng gym… Thì khách sạn có thể xây dựng, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đem lại trải nghiệm ưng ý cho khách hàng.
Tạo chương trình khách hàng thân thiết
Chương trình khách hàng thân thiết là một chiến lược hiệu quả để xây dựng và cải thiện lòng trung thành của khách hàng. Sẽ tạo các phần thưởng, lợi ích, đặc quyền được tích lũy theo thời gian. Khách sạn có thể gia tăng sự gắn bó, hài lòng của khách đặt phòng. Thông qua chiến lược này khách sạn cũng có thể nâng cao danh tiếng, duy trì và phát triển giúp khách sạn được biết đến nhiều hơn.
Một số chương trình dành cho khách hàng thân thiết như: Tích lũy điểm từ những lần đặt phòng, giảm giá, nâng hạng phòng miễn phí cho những lần tiếp theo, bữa sáng, spa miễn phí…
Đây là những điều tác động đến suy nghĩ và hành động của khách hàng. Họ không chỉ đánh giá cao dịch vụ khách sạn mà họ còn muốn quay trở lại để hưởng những đặc quyền đó. Chưa hết, việc làm này cũng tạo nên sự cạnh tranh giúp khách sạn khác biệt và nâng cao khả năng bán phòng so với đối thủ.
Với những dữ liệu khách đặt phòng thu thập được khách sạn có thể xây dựng chính sách, nhóm khách hàng thân thiết và phân bậc dựa trên điểm tích lũy. Ngoài ra, khách sạn có thể cá nhân hóa các chính sách khách hàng thân thiết để kích thích họ tham gia nhiều hơn.
Quản lý doanh thu
Dữ liệu khách đặt phòng là nguồn thông tin rất có giá trị, cơ sở để chủ khách sạn quyết định các chính sách về quản lý dòng tiền, doanh thu khách sạn. Khách sạn có thể dựa vào các thông tin thu thập được để tăng hoặc giảm giá dựa trên điều kiện thực tế. Hoặc những quyết định phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của khách sạn. Tối ưu giá, phòng trống để tối ưu doanh thu, lợi nhuận là một phần rất quan trọng trong quản lý doanh thu khách sạn.
Quản lý phòng trống thông qua dữ liệu khách đặt phòng
Tại khách sạn sẽ cung cấp nhiều hạng phòng, tiện nghi, dịch vụ đi kèm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, khách sạn sẽ rất khó để biết và kiểm soát hay dự đoán chính xác hạng phòng nào, dịch vụ, tiện nghi nào được khách hàng tìm kiếm và đặt nhiều nhất. Điều này sẽ dẫn đến việc phòng và dịch vụ của khách sạn bạn không tương thích với nhu cầu thực tế. Từ đó, gây lãng phí nguồn lực khách sạn.
Để giải quyết việc này, thông qua dữ liệu khách đặt phòng thu thập được khách sạn có thể đánh giá, xác định dịch vụ, hạng phòng được khách lựa chọn nhiều nhất. Từ đây, khách sạn xây dựng, tạo ra các chính sách sao cho phù hợp, khai thác tốt và hiệu quả số lượng phòng trống trong khách sạn.
Từ dữ liệu thu thập được cũng giúp khách sạn điều chỉnh, giảm thiểu hoặc loại bỏ những phòng trống dài hạn, những phòng không được du khách lựa chọn. Việc làm này sẽ giúp khách sạn giảm sự lãng phí, tài nguyên tiêu hao và tái đầu tư chúng vào mục đích hiệu quả hơn.
Xây dựng chiến lược giá
Một trong những điều khách sạn phải nghiên cứu và cần đưa ra quyết định đúng đắn đó chính là mức giá chi các dịch vụ, phòng nghỉ. Nếu giá cao sẽ gây khó khăn khách hàng sẽ ngần ngại khi lựa chọn. Còn nếu giá thấp nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu khách sạn.
Từ dữ liệu khách đặt phòng khách sạn có thể xác định ngưỡng giá phòng phù hợp để có sự điều chỉnh phù hợp. Thông qua chiến lược định giá động, xây dựng chiến lược giá cho các dịch vụ và phòng. Khách sạn có thể duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, tại ra nguồn lợi nhuận tốt hơn.
Ví dụ: Từ dữ liệu khách đặt phòng sẽ phản ánh những thời điểm trong tuần, tháng, năm có lượt đặt phòng cao đổ biến. Khách sạn có thể dựa vào đón để điều chỉnh giá phòng và dịch vụ tăng lên để tối ưu lợi nhuận. Hoặc vào những đợt thấp điểm khách sạn có thể giảm giá, tạo thêm các ưu đãi để thu hút khách đặt phòng.
Nâng cao dịch vụ khách hàng
Kinh doanh khách sạn điều quan trọng nhất đó là dịch vụ khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Điều này sẽ rất khó để xác định điểm cần tiệp trung để cải thiện và tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Thông qua những khảo sát, đánh giá trực tuyến khách sạn có thể xác định những hoạt động, trải nghiệm mang tính quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng. Hay khách sạn cũng có thể sử dụng những dữ liệu đó để xác định những khía cạnh, dịch vụ cần cải thiện.
Ví dụ: Thông qua khảo sát, khách sạn thấy được những tiện ích, dịch vụ khiến khách hàng hài lòng. Từ đó khách sạn phân bổ nguồn lực sao cho khách hàng được cung cấp tốt nhất. Và trong trường hợp những tiện nghi mà đa số khách không sử dụng, không cần khách sạn có thể cắt giảm tối ưu chi phí vận hành.
Tổng kết
Từ những thông tin eziHotel chia sẻ ở trên có thể thấy việc thu thập khai thác dữ liệu khách đặt phòng giúp ích rất nhiều cho khách sạn. Khách sạn sẽ hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng. Từ đó, khách sạn có những chính sách điều chỉnh, tạo ra các chiến lược để cải thiện doanh số, giảm phòng trống, dịch vụ khách hàng. Qua đó, khách sạn có thể nhận biết và đảm bảo họ đang cung cấp những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Cuối cùng là hướng đến mục đích tối ưu doanh thu và lợi nhuận cho khách hàng.
eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vân hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
Quản lý doanh thu hiệu quả nhờ phần mềm quản lý khách sạn
Tối đa hóa doanh thu của khách sạn thông qua kênh phân phối bán hàng hiệu quả
Tin Tức CÙNG LOẠI
Định giá phòng động là gì? Tất tần tật về giá phòng động trong kinh doanh khách sạn
Trong thị trường kinh doanh sẽ luôn có sự biến động, đặc biệt là kinh [...]
Th11
6 Xu hướng công nghệ trong kinh doanh khách sạn chủ doanh nghiệp cần cập nhật ngay
Sau đại dịch du lịch đang ngày càng được phục hồi và phát triển mạnh [...]
Th11
Tìm hiểu từ A – Z quy trình đào tạo nhân viên khách sạn đúng chuẩn
Đào tạo nhân viên khách sạn trở thành một phần không thể thiếu để giúp [...]
Th11
5 Mẹo giúp cải thiện hoạt động quầy lễ tân trong khách sạn
Quầy lễ tân là nơi đầu tiên đón tiếp khách hàng và lễ tân đóng [...]
Th11
Dự kiến 4 xu hướng du lịch sẽ lên ngôi năm 2025
Năm 2024 là một năm đầy biến động của thế giới từ suy thoái kinh [...]
Th11
Lối đi nào cho các doanh nghiệp du lịch truyền thống trong thời đại số?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như một cơn sóng thần, việc thay [...]
Th10
Công nghệ AI trong ngành dịch vụ khách sạn: Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi công nghệ và Internet được tích [...]
Th10
Tối ưu hóa chiến lược thu hút khách hàng cho chủ khách sạn
Quý 3 năm 2024 tiếp tục cho thấy những xu hướng đáng kể trong quản [...]
Th10