Trong thời đại công nghệ số phát triển như một cơn sóng thần, việc thay đổi để thích nghi là một phần tất yếu, trong đó bao gồm cả du lịch. Một báo cáo đáng chú ý về sự phổ biến của du lịch tự túc là thông tin từ Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO). Theo dữ liệu mới nhất, du lịch quốc tế đang phục hồi và đang tiến gần đến 84% mức trước đại dịch. Kéo theo đó là hành vi tiêu dùng của du khách thay đổi đáng kể. Theo khảo sát gần đây của Outbox thì có đến gần 70% du khách lựa chọn tự lên kế hoạch chuyến đi (36%) cho mình hoặc chọn sử dụng một phần dịch vụ tại điểm đến (34.8%) thay vì lựa chọn cả một gói tour. Vậy các doanh nghiệp du lịch cần làm gì để nắm bắt được hành vi tiêu dùng trên?
Tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân
Nhu cầu đặc thù của thị trường du lịch tự túc đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành phải tập trung vào phân khúc này phải phát triển các sản phẩm du lịch chuyên biệt và cá nhân hóa cao. Tối ưu hóa trải nghiệm văn hóa địa phương là một yếu tố trọng tâm mà khách du lịch cá nhân luôn tìm kiếm. Theo báo cáo của Booking.com, có đến 58% du khách toàn cầu bày tỏ mong muốn các trải nghiệm du lịch của họ sẽ được kết nối sâu sắc hơn với văn hóa địa phương, bao gồm việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng và trải nghiệm đời sống địa phương. Một khảo sát của Outbox đã đưa ra Top 5 địa điểm trong nước và nước ngoài được du khách ưa chuộng nhất cho những chuyến đi tự túc của mình.
Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ địa phương có thể đổi mới sản phẩm du lịch bằng cách lồng ghép yếu tố tương tác và kết nối giữa du khách và cộng đồng bản địa trong mỗi chuyến đi. Chẳng hạn, các mô hình homestay và farmstay ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là khi chúng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Theo một nghiên cứu của Statista, doanh thu từ homestay và farmstay dự kiến sẽ đạt 21,6 tỷ USD vào năm 2024, cho thấy tiềm năng lớn của các mô hình lưu trú sáng tạo và độc đáo này.
Các tour du lịch hay gói dịch vụ nên được thiết kế sao cho có thể tùy chỉnh, để khách hàng có thể lựa chọn các yếu tố phù hợp với sở thích cá nhân, từ địa điểm đến loại hình hoạt động. Việc cung cấp các lựa chọn về chỗ ở, phương tiện di chuyển, hay thậm chí là các trải nghiệm độc đáo (ẩm thực, văn hóa địa phương) sẽ làm tăng cảm giác cá nhân hóa. Đặc biệt, sau mỗi chuyến đi, việc thu thập phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh các dịch vụ dựa trên các góp ý này sẽ giúp cải thiện chất lượng cá nhân hóa cho các chuyến đi trong tương lai.
Bên cạnh đó, trên môi trường kỹ thuật số, để gia tăng thêm hiệu quả của trải nghiệm cá nhân hóa các doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng dữ liệu từ hành vi truy cập trang web, lịch sử đặt dịch vụ, phản hồi từ khách hàng để hiểu rõ hơn về sở thích và nhu cầu của họ. Thứ hai, tạo ra các chiến dịch email marketing được cá nhân hóa với nội dung phù hợp với từng khách hàng. Chẳng hạn, nếu khách hàng đã từng tham gia một tour du lịch biển, doanh nghiệp có thể gửi cho họ những ưu đãi liên quan đến các tour tương tự hoặc gợi ý về các địa điểm biển khác mà họ có thể quan tâm. Cuối cùng, khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp qua đa kênh (omnichannel) như website, mạng xã hội, ứng dụng di động, email hoặc trực tiếp. Đảm bảo mọi kênh đều được cá nhân hóa và đồng bộ hóa, giúp khách hàng có trải nghiệm liền mạch dù họ sử dụng bất kỳ nền tảng nào.
Ứng dụng di động cho du lịch thông minh
Ứng dụng du lịch thông minh trên điện thoại di động đã trở thành một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch. Theo báo cáo của Statista, đến năm 2023, có hơn 80% khách du lịch toàn cầu sử dụng các ứng dụng di động để lên kế hoạch và đặt dịch vụ cho chuyến đi của họ.
Điều này đặc biệt phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện đại, những người yêu cầu sự tiện lợi, nhanh chóng và tự chủ trong việc lập kế hoạch du lịch. Ngoài ra, các ứng dụng còn hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm, với khả năng gợi ý dịch vụ dựa trên sở thích và thói quen du lịch của người dùng. Nghiên cứu của Travelport cho thấy 70% khách du lịch toàn cầu cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng ứng dụng để quản lý chuyến đi so với các phương thức truyền thống.
Để phát triển các ứng dụng di động du lịch thông minh hiệu quả, đặc biệt dành cho khách du lịch tự túc, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp những tính năng và trải nghiệm hỗ trợ trực tiếp vào quá trình lên kế hoạch và khám phá của người dùng:
- Tùy chỉnh hành trình: Cho phép người dùng tạo và tùy chỉnh lịch trình chuyến đi của họ dựa trên nhu cầu cá nhân. Ứng dụng nên có tính năng lưu trữ hành trình và cập nhật khi có thay đổi (ví dụ: thay đổi thời gian mở cửa địa điểm, thời tiết).
- Bản đồ ngoại tuyến: Nhiều khách du lịch tự túc cần bản đồ chi tiết khi họ không có kết nối internet. Ứng dụng nên cung cấp bản đồ có thể tải về trước và sử dụng ngoại tuyến, giúp họ dễ dàng di chuyển mà không lo lắng về dữ liệu di động.
- Dịch thuật tức thời: Ứng dụng nên có tính năng dịch ngôn ngữ, đặc biệt với các ngôn ngữ hiếm. Chức năng dịch văn bản và giọng nói có thể rất hữu ích khi khách du lịch cần giao tiếp với người dân địa phương hoặc đọc các chỉ dẫn, biển hiệu.
- Cảnh báo an ninh: Cung cấp các cảnh báo về an ninh, ví dụ như những khu vực không an toàn hoặc sự cố an ninh xảy ra gần vị trí của người dùng.
Thực tế ảo trong du lịch
Quảng bá doanh nghiệp là một hoạt động thiết yếu để nâng cao sức ảnh hưởng của thương hiệu và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Công nghệ thực tế ảo (VR) đã trở thành một công cụ quảng bá mạnh mẽ mà nhiều doanh nghiệp trong ngành đang áp dụng. Theo báo cáo của Research and Markets, thị trường VR toàn cầu trong du lịch dự kiến sẽ đạt 304 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng hàng năm (CAGR) 15%. Bằng cách sử dụng VR, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng có thể cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tham quan ảo sống động, giúp họ dễ dàng hình dung không gian trước khi đặt chỗ. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt về dịch vụ mà còn tăng khả năng chuyển đổi khách hàng lên đến 20-30%.
Việc ứng dụng thực tế ảo (VR) trong du lịch có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả đối tượng khách du lịch tự túc, mang đến trải nghiệm chân thực và hấp dẫn trước khi họ thực sự trải nghiệm chuyến đi. Doanh nghiệp du lịch có thể cung cấp các video tham quan 360 độ về các điểm đến nổi tiếng, khách sạn, và các hoạt động du lịch. Khách du lịch tự túc có thể sử dụng VR để khám phá trước các địa điểm họ dự định đến, giúp họ hình dung rõ hơn về trải nghiệm thực tế. Ngoài ra, VR giúp khách du lịch tự túc thử trước các điểm đến, nhà hàng, hoặc khách sạn để có quyết định chính xác hơn, giúp họ tự tin trong việc đặt dịch vụ và lên kế hoạch.
Internet vạn vật (IoT)
Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, số lượng thiết bị có khả năng kết nối Internet ngày càng tăng mạnh, với hơn 75 tỷ thiết bị IoT dự kiến sẽ được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2025, theo báo cáo của Statista. Trong lĩnh vực du lịch, xu hướng số hóa này đang được các doanh nghiệp tận dụng để hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại trải nghiệm vượt trội.
Bằng cách ứng dụng Internet vạn vật (IoT), các doanh nghiệp du lịch có thể thu thập và phân tích dữ liệu về thói quen và sở thích của khách hàng, chẳng hạn như các hoạt động yêu thích, thời gian lưu trú, và loại dịch vụ thường sử dụng. Theo một nghiên cứu của MarketsandMarkets, thị trường IoT trong ngành du lịch và khách sạn dự kiến sẽ đạt 12.17 tỷ USD vào năm 2026, với mức tăng trưởng hàng năm (CAGR) 13.5%.
Ứng dụng IoT có thể giúp khách du lịch tự túc check-in/ check-out nhanh chóng mà không cần qua lễ tân. Họ có thể nhận thông tin phòng, mở khóa cửa bằng điện thoại di động hoặc thiết bị thông minh. Dựa trên dữ liệu từ các thiết bị IoT như điện thoại di động, đồng hồ thông minh và các thiết bị đeo tay khác, doanh nghiệp du lịch có thể cung cấp gợi ý tự động về điểm đến, nhà hàng, hoặc các hoạt động du lịch dựa trên vị trí hiện tại và sở thích của khách du lịch tự túc. Ví dụ: một khách du lịch đang khám phá một thành phố mới có thể nhận gợi ý về nhà hàng gần nhất phù hợp với khẩu vị của họ.
Phần mềm quản lý khách sạn eziHotel có tích hợp IoT lại càng nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời hỗ trợ vận hàng khách sạn một các hiệu quả hơn mà chủ khách sạn không thể bỏ qua.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp du lịch toàn cầu đang không ngừng phát triển, xu hướng du lịch tự túc đã trở thành một làn sóng mạnh mẽ, phản ánh sự thay đổi lớn trong thói quen và kỳ vọng của du khách hiện đại. Với sự hỗ trợ đắc lực từ công nghệ, từ các nền tảng OTA đến ứng dụng thông minh, du khách ngày càng ưu tiên sự linh hoạt, tự do và cá nhân hóa trong mỗi chuyến đi. Sự lên ngôi của du lịch tự túc không chỉ thúc đẩy ngành ” công nghiệp không khói” đổi mới mô hình kinh doanh mà còn tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp dịch vụ, buộc họ phải thích ứng nhanh chóng để duy trì sự cạnh tranh.
eziHotel – Phần mềm quản lý khách sạn đơn giản, hiệu quả phục vụ cho việc quản lý vận hành và kinh doanh khách sạn quy mô từ 1-4 sao. Hiện nay phần mềm eziHotel đang có chính sách tặng 3 tháng dùng thử để các khách sạn sử dụng, trải nghiệm miễn phí. Còn chần chờ gì mà bạn chưa thử ngay phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả này. Đăng ký ngay tại đây!
Website: ezihotel.vn hay fanpage: https://www.facebook.com/ezihotelpms
Để tải ứng dụng trên các nền tảng:
App Store: https://bit.ly/eziHotel-store
CH Play: https://bit.ly/eziHotel-Cplay
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline hỗ trợ & tư vấn: 0247 108 1012
Email: info@vnlink.vn
Xem thêm:
Tin Tức CÙNG LOẠI
Tìm hiểu từ A – Z quy trình đào tạo nhân viên khách sạn đúng chuẩn
Đào tạo nhân viên khách sạn trở thành một phần không thể thiếu để giúp [...]
Th11
5 Mẹo giúp cải thiện hoạt động quầy lễ tân trong khách sạn
Quầy lễ tân là nơi đầu tiên đón tiếp khách hàng và lễ tân đóng [...]
Th11
Dự kiến 4 xu hướng du lịch sẽ lên ngôi năm 2025
Năm 2024 là một năm đầy biến động của thế giới từ suy thoái kinh [...]
Th11
Lối đi nào cho các doanh nghiệp du lịch truyền thống trong thời đại số?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như một cơn sóng thần, việc thay [...]
Th10
Công nghệ AI trong ngành dịch vụ khách sạn: Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi công nghệ và Internet được tích [...]
Th10
Tối ưu hóa chiến lược thu hút khách hàng cho chủ khách sạn
Quý 3 năm 2024 tiếp tục cho thấy những xu hướng đáng kể trong quản [...]
Th10
Tối ưu dữ liệu khách đặt phòng để gia tăng doanh thu khách sạn
Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công của [...]
Th10
Lobby là gì? Tất tần tật những điều nhân viên khách sạn cần biết về Lobby
Chắc hẳn trong khi trò chuyện với khách hàng hay đồng nghiệp bạn sẽ thường [...]
Th10